0
Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Quá trình xâm thực – bóc mòn

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Trang 25 -25 )

- Đồng bằng Nam Bộ: là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta, được chia thành 2 khu vực khác nhau rõ rệt là Đông Nam Bộ và Châu thổ sông Cửu Long.

2.2.1.3. Quá trình xâm thực – bóc mòn

Ở Việt Nam, nhân tố xâm thực bóc mòn không phải tác nhân trực tiếp tạo nên các đồng bằng lớn ở nước ta, mà chỉ giữ vai trò cung cấp nguồn vật liệu và tạo nên các đường nét mới trên bề mặt đồng bằng.

Tuy nhiên cũng có một số đồng bằng hoặc bộ phận của đồng bằng, nhân tố xâm thực bóc mòn là tác nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của

đồng bằng hiện nay. Tiêu biểu phải kể đến đồng bằng Đông Nam Bộ. Thực chất Đông Nam Bộ là một đồng bằng thềm phù sa cổ có độ cao từ 10 -100m, gồm hai dải đông bắc và tây nam. Dải đông bắc, rộng 20-30 km, tiếp xúc với cao nguyên bazan Xuân Lộc, Lộc Ninh và Pediment vùng Sông Bé. Trong phạm vi dải này thấy rõ 3 bậc địa hình trên các độ cao 40-50m, 70-80m, 90-100m. Dải tây nam, cao từ 6-7m đến 15-20m và rộng đến 60km, cấu thành chủ yếu bởi aluvi. Nhân tố xâm thực bóc mòn được biểu hiện rõ bởi lớp vỏ phong hóa laterit dày (4-5m) và rắn chắc. Vỏ này thường được phủ bởi một lớp bột cát dày 1-2m màu xám (đất xám). Chúng sinh thành do kết quả của quá trình rửa trôi bề mặt (eluvi, deluvi) khi đồng bằng được nâng lên và bắt đầu bị chia cắt nhẹ.

Tác động của sinh vật: đối với việc hình thành đồng bằng, vai trò của sinh vật chủ yếu thể hiện ở khu vực ven biển. Trong đó nổi lên vai trò của các cánh rừng ngập mặn, giúp chắn sóng, cố định phù sa, làm cho quá trình bồi tụ diễn ra nhanh chóng.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Trang 25 -25 )

×