Tài nguyên nước sông ngò

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 30)

- Đồng bằng Nam Bộ: là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta, được chia thành 2 khu vực khác nhau rõ rệt là Đông Nam Bộ và Châu thổ sông Cửu Long.

2.3.2.2. Tài nguyên nước sông ngò

Ở vùng ĐBSH, có mạng lưới sông ngòi dày đặc, tuy nhiên nguồn nước địa phương lại không lớn. Lớp dòng chảy sông ngòi địa phương 762mm, dòng chảy ngầm vào sông là 454 mm, dòng chảy trong đất là 1179 mm, tương ứng với khối lượng 13 tỷ m3/năm, 3 tỷ m3/năm và 20 tỷ m3/năm. Trong khi đó dòng chảy ngoại lai rất lớn: dòng chảy ngầm lên tới 40 tỷ m3/năm, dòng chảy mặt là 75 tỷ m3/năm [14]. Mặc dù vậy, vào mùa khô (mùa đông) ĐBSH vẫn rơi vào tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, trong khi mùa hạ (mùa mưa) lại ở trong tình trạng dư thừa nước, và thường xuyên đối mặt với nguy cơ lụt lội.

Ở vùng ĐBSCL, cũng giống như ĐBSH, đây là vùng có tài nguyên nước rất phong phú, nhưng nguồn nước tại địa phương cũng rất hạn chế chỉ đạt 9 tỷ m3/năm (trong đó có 2 tỷ m3 nước ngầm). Trong khi đó dòng chảy ngoại lai lên đến 99,4 tỷ m3/năm và 33,4 tỷ m3 ngước ngầm. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp (2,55 triệu ha đất nông nghiệp) vào mùa khô, vùng cần khoảng 35 tỷ m3 nước, trong khi nước sông Mê Kông vào mùa khô chỉ đáp ứng được khoảng 10 tỷ m3, phần còn lại sẽ phải phụ thuộc vào nước ngầm.

Ở đồng bằng Đông Nam Bộ, được đánh giá là vùng tương đối nghèo nước [14], hàng năm thu nhận khoảng 12 tỷ m3 dòng chảy sông ngòi, 6 tỷ m3 dòng chảy ngầm và 43 tỷ m3 nước trong đất. Với lợi thế của địa hình thềm cổ, nhiều nơi có lớp phủ bazan dày, độ chia cắt yếu. Đông Nam Bộ cũng là một vùng có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp: cao su, cà phê, ca cao, cây ăn quả… Theo tính toán, để đáp ứng được 646 nghìn ha đất nông nghiệp hiện nay cần 9 tỷ m3 nước.

Đối với vùng đồng bằng duyên hải, được đánh giá là thuận lợi về tài nguyên nước. Tuy nhiên vấn đề đối với khu vực này là mức độ tập trung của dòng chảy mặt rất cao lên tới 47 tỷ m3 (chiếm 63% dòng chảy).

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w