Hệ thống phân loại miền núi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 62)

- Các miền núi lửa: là biểu hiện của quá trình phun trào macma trên bề mặt trái đất Tùy theo cách thức phun trào cũng như tính chất của vật liệu từ

4.1.1.4.Hệ thống phân loại miền núi ở Việt Nam

Nhóm địa hình đồi núi là là nhóm địa hình quan trọng nhất ở Việt Nam chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ đât liền. Tuỳ thuộc theo độ cao, và tính chất nham thạch người ta có thể chia ra các kiểu địa hình miền núi khác nhau.

Theo Vũ Tự Lập [9], địa hình miền núi ở nước ta có thể được phân loại như sau:

a) Kiểu núi cao

Là khu vực có độ cao tuyệt đối trên 2500m, chiếm tỷ lệ diện tích rất nhỏ tập trung ở khu Tây Bắc, nhưng rất đáng chú ý, vì chúng có hệ thống đai cao địa lý đẩy đủ nhất cần phải nghiên cứu kỹ. Do được nâng mạnh tới trên 2000m và do tính chất cứng rắn của đá cấu tạo, chủ yếu là granit và xyênit, mà chúng có địa hình sắc sảo kiểu Anpơ chứ không dạng vòm như nhiều núi nâng Tân kiến tạo khác, điển hình là đỉnh Fansipan, với nhiều răng cưa hẹp, dốc đứng.

Về đặc điểm hình thái, sườn núi cao rất dốc, 35-40o, giáp với thung lũng, độ dốc có khi lên tới 45-50o hay hơn nữa, sự dao động về độ cao tương đối cũng rất lớn so với các thung lũng dưới chân, độ cao của đỉnh chênh tới 1500-2000m, có nơi tới 3000m (Fansipan -3143m với Lào Cai - 112m). Do đó tại khu vực núi cao quá trình đất lở, đá lở và hoạt động xâm thực của sông ngòi diễn ra mãnh liệt. Các thung lũng thường là những hành lang hẹp, vách đứng. Trắc diện dọc

lao thẳng xuống, nước chảy xiết, hoàn toàn không có tích tụ, những nón phóng vật nhiều khi bao gồm cả những tảng đá lớn.

b) Kiểu núi trung bình

Có đỉnh cao từ 1500-2500m phân bố tại vùng có cường độ nâng Tân kiến tạo 1000-2000m thấy ở Việt Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

Về đặc điểm hình thái: có dáng vòm - khối tảng khá rõ và cấu tạo chủ yếu từ nham biến chất và macma granit xâm nhập. Độ chia cắt sâu có thể đạt tới 1000-1500m, thung lũng hẹp, sườn dốc 25-30o. Do đó các quá trình đất lở, đất trượt nhiều khi mang tính chất tai họa. Các khe rãnh phát triển, khiến cho hình dáng sườn rất phức tạp.

c) Kiểu núi thấp

Có độ cao trung bình từ 500-1500m, hình thành tại các nơi có cường độ nâng Tân kiến tạo 500-1000m, gặp ở mọi miền, nhưng thành những khu vực rộng lớn thì chỉ thấy ở Tây Bắc và Nam Trung Bộ. Ở Việt Bắc và Đông Bắc chỉ là những khối núi rời rạc trừ cánh cung Ngân Sơn, còn ở Bắc Trung Bộ chỉ là một dải hẹp biên giới Việt - Lào. Độ chia cắt sâu giảm xuống 300-800m, độ dốc còn 15-20o. Cấu trúc nham đa dạng, đủ các loại đá trầm tích, biến chất, macma. Quá trình tích tụ vẫn yếu, vì thế thung lũng vẫn hẹp, không thể khai thác được, trừ tại những nơi có đứt gãy mạnh cắt qua để sông tranh thủ phá rộng.

d) Kiểu sơn nguyên

Có độ cao tuyệt đối của núi do cùng cường độ nâng Tân kiến tạo, nhưng điểm khác nhau mấu chốt là vùng đỉnh vẫn giữ được dạng đồi thấp lượn sóng với độ cao tương đối 25-200m. Nguyên nhân có thể do xâm thực giật lùi của sông suối chưa đủ thời gian để cắt xẻ bề mặt san bằng cổ, hoặc do tính chất nham thạch.

e) Kiểu đồi

Là khu vực địa hình có độ cao tuyệt đối dưới 500m và độ cao tương đối 25-250m, sườn ít dốc đến thoải 8-15o. Ở Việt Nam, những quả đồi riêng lẻ trong lòng đồng bằng hay đứng ven biển thì có độ cao tương đối chẳng khác gì núi, vì thế tất cả vẫn được gọi là núi.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 62)