Nhiễm môi trường trong khai thác khoáng sản

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 52)

- Cao nguyên xói mòn: là cao nguyên được hình thành từ việc hạ thấp

3.5.1.nhiễm môi trường trong khai thác khoáng sản

Ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản không chỉ xảy ra với tình trạng khai thác “thổ phỉ” mà ngay cả những dự án có quy hoạch được phê duyệt vẫn mang đến những tác động xấu đến môi trường. Hiện tượng khai thác trái phép đá quý, vàng, đất sét để sản xuất gạch và khai thác cát trên dòng sông Krông Ana và sông Krông Nô… đang làm gia tăng các nguồn ô nhiễm. Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước: việc sử dụng hóa chất trong khai thác vàng, nước thải được xả trực tiếp xuống sông suối làm gia tăng các chất có hại cho môi trường. Việc đào bới đất đá làm mất cảnh quan tự nhiên, mất đất nông nghiệp, phá hủy thảm thực vật… làm gia tăng tốc độ xói mòn đất, sa mạc hóa…

Một trong các dự án khai thác khoáng sản đang gây ra rất nhiều tranh cãi về môi trường ở Tây Nguyên đó là dự án khai thác bôxit. Về mặt môi trường, với lượng nhôm sản xuất hàng năm từ năm 2015 mỗi năm cụm dự án này thải ra

10 triệu tấn bùn đỏ và hết đời của dự án này là thải ra 1,5 tỷ tấn, như những quả bom bùn treo trên cao, thượng nguồn đồng bằng Nam bộ và Nam Trung bộ. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, thường xuyên có những trận mưa rất lớn, nước vẫn có thể tràn qua đập, cuốn theo nó những chất thải độc hại xuống những vùng đất, sông, suối ở hạ du, gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Bụi bauxite phát tán trong quá trình khai thác và trong quá trình vận chuyển là bụi độc, loại hạt nhỏ, có thể phát tán đến hàng trăm km, ảnh hưởng nặng đến dân của toàn thành phố Bảo Lộc và huyện Đắc Nông và toàn bộ dân cư dọc các tuyến quốc lộ dùng chở bauxite từ Bảo Lộc đến Vũng Tàu. Tiền thuốc ước tính đến hàng trăm tỷ đồng / năm.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 52)