CÁC TAI BIẾN THIÊN NHIÊN, TAI BIẾN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 81)

- Các miền núi lửa: là biểu hiện của quá trình phun trào macma trên bề mặt trái đất Tùy theo cách thức phun trào cũng như tính chất của vật liệu từ

4.6.CÁC TAI BIẾN THIÊN NHIÊN, TAI BIẾN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN

ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN

Tai biến - là quá trình, tính chất hoặc trạng thái của môi trường tự nhiên, xã

hội, kỹ thuật-công nghệ có thể đe doạ trạng thái hoạt động bình thường của hệ thống “ kỹ thuật - tự nhiên” (HKT) ở các cấp bậc khác nhau hoặc con người và môi trường xung quanh (Ragozin, 1995).

Tai biến tự nhiên bao gồm toàn bộ những biến đổi có hại về trạng thái của

thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển,.. Ví dụ: động đất, trượt đất, lũ lụt, lũ bùn đá,... xảy ra cục bộ hay khu vực. Người ta có thể chia ra một số nhóm tai biến thiên nhiên lớn như sau: Tai biến địa động lực (động đất, núi lửa, trượt lở, sụt lún….); Tai biến khí tượng (mưa, bão, lũ, vòi rồng, hạn hán, sét, hạn hán, sa mạc

hóa….); Tai biến có nguồn gốc nhân sinh (cháy rừng, công nghiệp hạt nhân, tai biến sinh thái, tai biến từ hoạt động của quân đội, tai biến do giao thông).

Tai biến môi trường là quá trình gây mất ổn định trong hệ thống môi trường. Đó là một quá trình gây hại vận hành trong hệ thống môi trường gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn nguy cơ (hay hiểm hoạ): Các yếu tố gây hại tồn tại trong hệ thống, nhưng chưa phát triển gây mất ổn định; Giai đoạn phát triển: Các yếu tố tai biến tập trung lại, gia tăng, tạo trạng thái mất ổn định nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống môi trường; Giai đoạn sự cố môi trường: Quá trình vượt qua ngưỡng an toàn, gây thiệt hại cho con người về sức khoẻ, tính mạng, tài sản,... Những sự cố gây thiệt hại lớn được gọi là tai hoạ, lớn hơn nữa được gọi là thảm hoạ môi trường.

4.6.1. Xói lở bờ sông do khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng

Đồng bằng là khu vực đông dân cư, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình dân sinh lớn do đó khai thác vật liệu xây dựng là một vấn đề tất yếu. Tuy nhiên tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép, không theo quy hoạch trên các con sông trong khu vực đồng bằng đang gây ra hiện tượng sạt lở bờ, mất đất nông nghiệp, hư hại nhà cửa của người dân. Đây không còn là hiện tượng đơn lẻ mà diễn ra ở hầu khắp các địa phương ở từ Bắc vào Nam.

4.6.2. Hạn hán, hoang mạc hóa

Miền núi và trung du đang chịu tác động mạnh của hiện tượng hạn hán và hoang mạc hóa. Nguyên nhân chính dẫn đến các dạng thoái hóa đất, hoang mạc hóa ở miền núi và trung du là do đặc đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình dốc, khai thác đất một cách tràn lan, bất hợp lý và canh tác thiếu các biện pháp bảo vệ đất của người dân trong một thời gian dài dẫn đến tình trạng đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh mẽ, ngập úng vào mùa mưa; khô cằn và nứt nẻ vào mùa khô. Bên cạnh đó, nguy cơ suy kiệt nguồn nuớc ngầm trở nên trầm trọng.

Với vị trí và thượng nguồn của các con sông, cùng với việc mất rừng nên lượng nước mặt cũng như nước ngầm sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng vào mùa khô. Bên cạnh đó, việc mở rộng diện tích nông nghiệp đang gây sức ép rất lớn tài nguyên nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 81)