Mâu thuẫn, xung đột liên quan đến tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 49)

- Cao nguyên xói mòn: là cao nguyên được hình thành từ việc hạ thấp

3.4.1.Mâu thuẫn, xung đột liên quan đến tài nguyên rừng

Khác với đồng bằng, tài nguyên thiên nhiên nổi bật ở vùng cao nguyên là tài nguyên rừng. Theo số liệu thống kê năm 2009, độ che phủ rừng ở Tây Nguyên đạt hơn 54%, trong đó diện tích rừng tự nhiên hơn 2,7 tr ha (26% diện tích rừng tự nhiên toàn quốc). Rừng đã gắn bó với đồng bào các dân tộc từ lâu, sinh kế của đồng bào phụ thuộc chủ yếu vào rừng. Vì vậy, khi nhà nước thực thi các chính sách quản lý, khai thác rừng (thành lập các VQG, Khu bảo tồn, Lâm trường quốc doanh…) sẽ làm giảm cơ hội tiếp cận các nguồn lợi từ rừng của đồng bào. Ngoài ra đối với một số dân tộc, rừng còn mang ý nghĩa tâm linh, do đó khi thay đổi ý nghĩa của rừng (tự nhiên) sang mục đích kinh tế (rừng sản xuất) sẽ nảy sinh những mâu thuẫn giữa cộng đồng địa phương với chính quyền. Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn cả là sự thiếu công bằng trong thụ hưởng các nguồn lợi từ rừng. Trong khi đồng bào bị buộc phải từ bỏ việc khai thác

rừng và các loại tài nguyên từ rừng thì một số người do đặc quyền của mình lại được hưởng lợi (phi pháp) rất lớn từ rừng. Chính điều này sẽ gây ra xung đột có tính chất đối kháng giữa những người phải khai thác tài nguyên do tổ tiên họ để lại một cách lén lút – lâm tặc với những người được nhà nước trao cho quyền bảo vệ rừng nhưng lại khai thác rừng một cách công khai để “bỏ túi riêng”.

Một cặp mâu thuẫn khác cần nói đến trong mối quan hệ với tài nguyên rừng đó là, mâu thuần giữa phát triển kinh tế với bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường. Phát triển kinh tế trên lãnh thổ của mình là một đòi hỏi tất yếu của cộng đồng, tuy nhiên, sự phát triển kinh tế (mở rộng diện tích đất nông nghiệp, công nghiệp, đô thị…) đồng nghĩa với việc phải hy sinh một diện tích rừng nhất định. Thông thường chủ thế của hai mối quan hệ này là người dân – chính quyền địa phương và các nhà hoạt động vì môi trường, các tổ chức môi trường. Tình trạng phá rừng trồng cà phê đã diễn ra rất mạnh, nó không chỉ làm mất đi một diện tích rừng đáng kể, mà trong quá trình canh tác việc hút nước ngầm để tưới cà phê đã làm giảm mực nước ngầm xuống thấp. Điều này làm cho mùa khô ở Tây Nguyên càng trở nên khắc nghiệt.

Trong bối cảnh hiện nay, khi nhà nước đang thực hiện chính sách giao rừng thì lại nảy sinh một cặp mâu thuẫn khác đó là mẫu thuẫn giữa những người được trao quyền và những người không được trao quyền hoặc có ít quyền. Mặc dù đây là một chính sách hay nhưng khi thực hiện còn gặp nhiều vấn đề khó giải quyết. Những người dân được trao quyền không có đủ kỹ năng, phương tiện để bảo vệ phần diện tích rừng được giao, trong khi những người khác không được giao rừng lại luôn tìm cách để khai thác rừng trái phép. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột, mặc dù ở quy mô hẹp nhưng cũng cần được nghiên cứu thấu đáo.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 49)