Các hình thức Chọn lọc tự nhiên

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học sinh học đại dương (Trang 107 - 108)

- Cấutạo tinh trùng

2. Các hình thức Chọn lọc tự nhiên

Đácuyn chỉ mới nghiên cứu tác dụng của CLTN trong quá trình hình thành những đặc điểm thích nghi mới, khi hoàn cảnh sống thay đổị Thuyết tiến hoá ngày nay phân biệt nhiều hình thức CLTN và đi sâu vào tác dụng nhiều mặt của CLTN.

CLTN có thể tiến hành theo ba hình thức

2.1. Chọn lọc kiên định

- Định nghĩa: Là hình thức chọn lọc mà khi hoàn cảnh sống thay đổi qua nhiều

thế hệ thì h−ớng chọn lọc trong quần thể không thay đổi, kết quả là sự chọn lọc tiếp tục kiên định kiểu gen đã đạt đ−ợc.

Sự chọn lọc sẽ bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, đào thải những tính trạng v−ợt xa mức trung bình

- Trong tiến hoá, sự kiên định những đặc điểm thích nghi đã đạt đ−ợc cũng có vai trò quan trọng không kém sự phát sinh những đặc điểm thích nghi mớị

- Ví dụ: Sau một trận bão, ng−ời ta nhặt những con chim sẻ đã bị bão quật chết và đo sải cánh thì thấy rằng cánh của chúng hoặc quá ngắn, hoặc quá dàị Nh− vậy, những con có sải cánh trung bình đã đ−ợc sống sót.

Ví dụ 2: Những loài hoa thích nghi cao với sự thụ phấn nhờ sâu bọ th−ờng có kích th−ớc tràng hoa phù hợp với chiều dài vòi của một vài loài b−ớm hoặc loài ong nhất định, CLTN đã loại bỏ những hoa có tràng quá ngắn hoặc quá dài, không phù hợp với bộ phận hút mật của hoa và cũng đào thải những sâu bọ có vòi hút mật không phù hợp với hoạ

Đó cũng chính là nguyên nhân làm cho kích th−ớc bao hoa và nhị hoa của những loài hoa thụ phấn nhờ sâu bọ th−ờng ổn định hơn ở những loài hoa thụ phấn nhờ gió.

2.2. Chọn lọc vận động

- Định nghĩa: Là hình thức chọn lọc mà khi hoàn cảnh sống thay đổi theo một h−ớng xác định thì h−ớng chọn lọc cũng thay đổi theọ Kết quả là đặc điểm thích nghi cũ dần dần đ−ợc thay thế bởi một đặc điểm thích nghi mớị Sự biến đổi của tính trạng có thể theo h−ớng tăng c−ờng hoặc tiêu giảm, trong tr−ờng hợp này, áp lực chọn lọc diễn ra theo một chiềụ

- Ví dụ: Sự tiêu giảm cánh của sâu bọ trên các hải đảo có gió mạnh. ở đó gió mạnh nên những sâu bọ cánh dài, bay cao sẽ bị thổi bạt xuống biển, những sâu bọ cánh ngắn hoặc không cánh thì bay thấp hoặc không biết bay sẽ không bị gió thổi xuống biển. Chính vì thế chọn lọc đã giữ lại những cá thể có cánh ngắn hoặc không cánh, đào thải những cá thể cánh dàị

Cụ thể: ở đảo Kecghelen: trong 8 loài ruồi đã có 7 loài không có cánh

ở đảo Maderơ, trong số 550 loài cánh cứng đã có tới 200 loài không bay đ−ợc, trong khi đó những loài thân thuộc với chúng trên đất liền đều có cánh và bay đ−ợc.

- Trong CL vận động có sự thay đổi mức phản ứng của tính trạng. Sự thay thế một hay một tổ hợp gen này bằng một hay một tổ hợp gen khác đảm bảo sự phản ứng thích nghi hơn với điều kiện mớị

- CL vận động đã giải thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi mớị

2.3. Chọc lọc đứt đoạn

- Định nghĩa: Là hình thức chọn lọc mà khi hoàn cảnh sống thay đổi và không đồng nhất thì số đông cá thể mang tính trạng trung bình tiêu chuẩn bị rơi vào điều kiện bất lợi và bị đào thảị Lúc này sẽ hình thành vài ba cứ điểm thích nghi mới, mỗi cứ điểm có thể trở thành một trung tâm chọn lọc trong đó sự chọn lọc kiên định lập tức hoạt động. Kết quả là quần thể ban đầu bị phân hoá đa hình.

- Ví dụ: Loài bọ ngựa Mantis relirosa có các dạng màu lục, nâu, vàng, thích nghi với màu lá, màu cành cây hoặc cỏ khô. Các màu này di truyền và giữ ổn định trong các thế hệ con cháụ Sự chọn lọc đứt đoạn đã hình thành và duy trì sự cân bằng giữa các loại hình nàỵ

(Ngoài ba hình thức chọn lọc nói trên còn có một số hình thức khác phức tạp hơn)

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học sinh học đại dương (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)