- Cấutạo tinh trùng
1. Học thuyết tiến hóa của Lamac
- Tiến hóa – evolutio có nghĩa chung là sự phát triển, sự biến đổi có kế thừa trong thời gian dẫn tới sự hoàn thiện trong trạng thái ban đầu và sự nảy sinh cái mớị
- Sự tiến hóa sinh học (Tiến hóa hữu cơ) dựa trên quá trình tự nhân đôi, tự đổi mới của các đại phân tử hữu cơ, sự sinh sản của các cơ thể sống, sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, dẫn tới sự biến đổi của các loài sinh vật.
Quá trình này chứa đựng khă năng cải biến vô hạn các hệ thống sống, từ cấp độ phân tử – tế bào đến cấp độ sinh quần – sinh quyển. Dấu hiệu nổi bật nhất của sự tiến hóa sinh học là sự thích nghi của các hệ sống đang phát triển với các điều kiện tồn tại của chúng.
- Nhà tự nhiên học ng−ời Pháp Jang Baptixtơ Lamac (1744 - 1829) là ng−ời đầu tiên xây dựng một học thuyết và có hệ thống về sự phát triển lịch sử của sinh giới, trình bày trong “Triết học của động vật học” (1809).
1.1. Sự tiến hóa của giới sinh vật 1.1.1. Sự biến đổi của các loài 1.1.1. Sự biến đổi của các loài
- Theo Lamac, sự biến đổi của các loài diễn ra từ từ, liên tục, qua những dạng trung gian chuyển tiếp gọi là thứ.
- Loài là một nhóm cá thể giống nhau, bảo toàn đ−ợc trạng thái không đổi của chúng cho đến khi điều kiện sống thay đổị
⇒ Ch−a có quan niêm sâu sắc về loàị
1.1.2. Chiều h−ớng tiến hóa
Trong lịch sử, ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng thích ứng kịp, loài này biến đổi thành loài khác và không có loài nào bị diệt vong.
⇒ Không giải thích đ−ợc ngày nay tại sao có những nhóm sinh vật tổ chức thấp vẫn song song tồn tại với những nhóm sinh vật có tổ chức caọ
1.1.3. Nguyên nhân tiến hóa
* Khuynh h−ớng tiệm tiến: sinh vật đã tiến hóa theo h−ớng phức tạp dần về tổ
chức là vì trong mỗi cơ thể đã có sẵn một khuynh h−ớng cố gắng v−ơn lên hoàn thiện hơn.
* Tác dụng của ngoại cảnh:
Khuynh h−ớng tiệm tiến chỉ quy định chiều h−ớng chung của quá trình tiến hóa, biểu hiện rõ qua các nhóm lớn trong hệ thống phân loạị
Ngoại cảnh không đồng nhất và luôn thay đổi đã làm cho các loài trong mỗi cấp độ tiên tiến bị biến đổi về chi tiết. Tác dụng của ngoại cảnh diễn ra từ từ nh−ng tích luỹ qua thời gian dài đã tạo nên những biến đổi sâu sắc trên cơ thể sinh vật.
1.2. Vai trò của ngoại cảnh
1.2.1. Tác dụng trực tiếp và gián tiếp của ngoại cảnh
- Đối với thực vật, ngoại cảnh có tác dụng trực tiếp. Mỗi biến đổi của ngoại cảnh sẽ trực tiếp dẫn đến một biến đổi đáng kể trên cơ thể.
Ví dụ: Cây Mao l−ơng.
- Đối với động vật có hệ thần kinh phát triển, ngoại cảnh có tác dụng gián tiếp, thông qua hệ thần kinh: hoàn cảnh sống thay đổi ⇒ nhu cầu của cơ thể thay đổi do đó tập quán hoạt động thay đổi theo dẫn đến sự biến đổi hình thái, cấu tạo các cơ quan.
1.2.2. Hai định luật về tác dụng của ngoại cảnh đối với động vật
* Định luật 1: Đ−ợc gọi là định luật sử dụng cơ quan.
Nội dung: ở một động vật ch−a phát triển hết hạn độ của nó, sự sử dụng th−ờng
xuyên liên tục một cơ quan nào đó sẽ dần dần củng cố cơ quan ấy, làm cho nó phát triển thêm, to thêm, mạnh thêm, tỷ lệ với thời gian sử dụng. Sự không sử dụng th−ờng xuyên một cơ quan nào đó sẽ làm nó suy yếu đi, mất dần năng lực và cuối cùng bị tiêu biến.
* Định luật 2: Đ−ợc gọi là định luật di truyền các tính thu đ−ợc trong đời cá thể.
Nội dung: Tất cả những đặc tính mà thiên nhiên đã buộc các cá thể đạt đ−ợc hay
mất đi d−ới ảnh h−ởng của hoàn cảnh trong đó loài của chúng đã sống từ lâu và tiếp đó d−ới ảnh h−ởng của việc sử dụng th−ờng xuyên một cơ quan nhất định, tất cả những đặc tính này sẽ đ−ợc bảo tồn và truyền lại cho con cháu bằng con đ−ờng sinh sản nếu những biến đổi đó là chung cho cả 2 cá thể bố mẹ hoặc là riêng của cơ thể từ đó đã sinh ra cơ thể mớị
Ví dụ: Cò, H−ơu cao cổ, Rắn…
- Về sự phát sinh các cơ quan mớị Lamac cho rằng đó là sự cố gắng bên trong của sinh vật.
1.3. Đánh giá học thuyết của Lamac
* Cống hiến:
- Chứng minh rằng sinh giới (kể cả loài ng−ời) là sản phẩm của một quá trình phát triển liên tục, từ đơn giản đến phức tạp.
Ông là ng−ời đầu tiên chứng minh rằng mọi biến đổi trong giới hữu cơ đều thực hiện trên cơ sở các quy luật tự nhiên.
- Đã nêu cao vai trò của ngoại cảnh và b−ớc đầu tìm hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh thông qua việc phổ biến 2 định luật.
* Hạn chế:
- Sai lầm duy tâm của Lamac là dùng khuynh h−ớng tiệm tiến vốn có trong bản thân sinh vật để giải thích sự phát triển theo h−ớng hoàn thiện, dùng “sự cố gắng bên trong” của cá thể để giải thích sự hình thành các cơ quan mớị
- Bất lực trong cách giải thích quá trình hình thành loài mớị
- Ch−a thành công trong việc giải thích sự hinh thành các đặc điểm thích nghị - Ch−a phân biệt đ−ợc biến dị di truyền và không di truyền.