Lipit đơn giản

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học sinh học đại dương (Trang 140 - 141)

IV. SỰ PHÂN LOẠI SINH GIỚ

4.3.1.lipit đơn giản

1. thành phần hoá học của tế bào

4.3.1.lipit đơn giản

Sản phẩm thuỷ phân chỉ bao gồm 2 thành phần là r−ợu và axit béọ Thuộc nhóm lipit đơn giản và có vai trò sinh học quan trọng là glyxerit (mỡ trung tính), sáp và sterit (mỡ vòng).

- Glyxerit:

Là este của glyxerin và axit béọ Mỗi phân tử glyxerin có thể kết hợp với 1,2 hay 3 phân tử axit béo để tạo nên các monoglyxerit, diglyxerit, hay triglyxerit.

Trong phân tử, các axit béo có thể no hay ch−a no, có thể giống nhau (mỡ thuần) hay khác nhau (mỡ hỗn hợp).

tính chất của glyxerit:

+ Tuỳ theo nhiệt độ và cấu trúc hoá học, glyxerit có thể tồn tại ở thể lỏng (dầu thực vật) hay thể rắn (mỡ động vật).

+ Glyxerit có tính nhờn, không tan trong n−ớc, không mùi vị và ít bay hơị

Các glyxerit khác nhau đặc tr−ng cho từng loài sinh vật. Tính đặc tr−ng của glyxerit do các axit béo quyết định. Trong tự nhiên có nhiều loại axit béo khác nhau kết hợp với glyxrin để cho nhiều loại glyxerit khác nhaụ

Vai trò:

+ Tạo nhiệt cho cơ thể động vật máu nóng.

+ Bảo vệ các nội quan của động vật tránh khỏi tác dụng của các chấn động mạnh, lớp tế bào mỡ d−ới da có tác dụng cách nhiệt.

+ Bảo đảm sự vận chuyển, hấp thụ các chất hoà tan trong chất béọ - Sáp

+ Là este của r−ợu cao phân tử và axit béo

+ Công thức: R – COO – RB1B (R là gốc r−ợu, RB1B là gốc axit béo)

+ Sáp th−ờng có mặt ở thực vật, bao phủ các cơ quan để giữ cho chúng khỏi bị vi sinh vật phá hoại và không bị thấm n−ớc.

+ Thành phần của sáp thiên nhiên gồm r−ợu có số nguyên tử cacbon từ 12 – 30 và axit béo th−ờng là axit panmitic (C12) và axit mirxtic.

+ Tính chất: so với trung tính, tất cả các loại sáp đều bền hơn d−ới tác dụng của ánh sáng, nhiệt, các chất oxi hoá và các yếu tố khác. Ngoài ra, sáp cũng khó bị thuỷ phân, do đó có thể dễ dàng bảo quản sáp trong thời gian dàị

- Sterit

+ Là este của alcol và axit béo phân tử lớn. Các axit béo th−ờng gặp trong thành phần sterit là axit palmitic, axit stearic, axit oleic.

+ Sterit có thể ở dạng tự do hay liên kết và có mặt th−ờng xuyên trong nguyên sinh chất. Nhân sterit cấu tạo gồm 3 nhân benzen và 1 vòng 5 cạnh.

+ Sterit bao gồm: colesterol và ergosterol.

+ Sterit phổ biến ở động vật, thực vật, ở nấm men và một số loài tảọ ở động vật bậc cao, colesterol đ−ợc tổng hợp chủ yếu trong gan. ở thực vật, colesterol có nhiều trong phấn hoa, trong hạt, đặc biệt là ở các cây có dầụ

+ Vai trò sinh học quan trọng của sterit là ở chỗ chúng có thể chuyển hoá thành các chất điều hoà sinh học khác nhau và tham gia tạo thành màng tế bàọ

+ Tính chất: là chất rắn không mầu, không tan trong n−ớc, tan trong dung môi của chất béo nh− cloofooc, ete,… Các sterit có thể bị thuỷ phân d−ới tác dụng kiềm hoặc enzym t−ơng ứng. Sterit bền đối với các yếu tố thuỷ phân.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học sinh học đại dương (Trang 140 - 141)