đ−ợc sinh ra trực tiếp từ cơ thể mẹ bằng hình thức phân chia hoặc từ một tế bào gọi là bào tử.
- ở các động vật đơn bào, chủ yếu sinh sản bằng hình thức phân chia tế bào - ở thực vật và vi nấm, sinh sản vô tính bằng bào tử: Bào tử cũng là một tế bào có cấu trúc nh− các tế bào bình th−ờng khác, nh−ng có bộ NST đơn bội, và có khả năng kết bào xác khi gặp điều kiện bất lợị
* Các hình thức
Ạ Sự phõn đụi
Sự phân đôi cơ thể tr−ởng thành là hình thức sinh sản phổ biến nhất của những sinh vật bậc thấp nh− thực vật và động vật đơn bàọ Cơ thể mẹ tự co thắt ở giữa rồi tách làm 2 phần giống nhau, mỗi phần sẽ lớn dần lên cho tới lúc bằng mẹ. Sự phân đôi tế bào bao gồm cả chất nguyên sinh, các bào quan và nhân. Nhân của cá thể con vẫn giữ nguyên số nhiễm sắc thể là 2n, nh− của mẹ. Ví dụ nh− ở trùng roi (Euglena), trùng đế giày (Paramecium) và trùng biến hình (Amip).
Khi gặp điều kiện sống thuận lợi thì sự phân đôi thực hiện rất nhanh. Ví dụ, vi khuẩn gây bệnh tả chỉ cần 30 giờ là có thể sinh sản con, cháu, chắt... đủ để phủ kín mặt đất, nếu không bị các tác nhân bất lợi tiêu diệt; trùng cỏ cứ 16 đến 24 giờ lại phân đôi một lần.
Tuỳ loài, sự phân đôi có thể thực hiện theo chiều dọc của cơ thể (Euglena) hoặc theo bất cứ chiều nào (Amip). Hai cơ thể con có thể rời nhau để sống độc lập, hoặc tiếp tục sống dính với nhau thành những dãy dài (một số loài tảo xanh đơn bào) hoặc thành những khối hình cầu (tập đoàn Vônvốc). Trong các cơ thể đa bào, những tế bào sống tự do nh− bạch cầu, cũng sinh sản bằng phân đôị
B. Sinh sản sinh dưỡng
B.1. Sinh sản sinh dưỡng ởđộng vật
Có 2 dạng sinh sản sinh d−ỡng hay gặp ở động vật (phần lớn là động vật bậc thấp) là sự nảy chồi và sự tái sinh.
ạSự nảy chồi
Một phần nhỏ của cơ thể mẹ có thể lớn nhanh hơn những vùng lân cận, để trở thành một cơ thể mớị Sau đó, cơ thể con có thể tiếp tục sống bám trên mình cơ thể mẹ hoặc tách hẳn thành một cá thể độc lập.
Ví dụ, sự nảy chồi ở thuỷ tức. ở thực vật, bèo tấm cũng sinh sản bằng nảy chồi.
b.Sự tái sinh
ếch, nhái, kỳ nhông n−ớc, thằn lằn, sao biển, tôm, cuạ.. đều có khả năng mọc đuôi hoặc chi mới, để thay thế đuôi hoặc chi bị mất do tai nạn. Khả năng tái sinh đó nếu đạt mức độ cao, có thể xem nh− là một dạng sinh sản vô tính.
Ví dụ, khi bọt biển, thuỷ tức, sao biển, đỉa biển Planaria bị cắt thành nhiều mảnh vụn, mỗi mảnh sẽ mọc những phần còn thiếu để tạo lại ,một cơ thể nguyên vẹn mới.
B.2. Sinh sản sinh dưỡng ở thực vật
- Sinh sản sinh d−ỡng tự nhiên: Trong thiên nhiên, thực vật bậc cao có khả năng tạo những cơ thể mới từ một phần của thân bò (rau má), thân rễ (cỏ gấu), thân củ (khoai tây), thân hành (củ hành), rễ củ (khoai lang), lá (cây lá bỏng).
- Sinh sản sinh d−ỡng nhân tạo: Trong trồng trọt, ng−ời ta th−ờng nhân giống nhờ hiện t−ợng sinh sản sinh d−ỡng của thực vật, bằng cách cắt rời các phần nhỏ của cây mẹ để tạo thành những cây con mớị
Có 3 dạng sinh sản sinh d−ỡng nhân tạo là giâm, chiết và ghép. ạ Giâm
Giâm là cắt một đoạn thân hoặc cành, rồi cắm hoặc vùi xuống đất cho nó đâm rễ phụ và mọc thành cây mới (trồng mía, sắn, dâu tằm).
b. Chiết
Chiết là lấy đất bọc quanh một đoạn thân hay cành đã bóc bỏ lớp vỏ. Khi chỗ đó mọc rễ sẽ cắt rời cành đem trồng thành cây mới (cam, chanh, b−ởị..).
Ghép là lấy một đoạn thân, cành hay chồi của một cây này, ghép lên thân hay gốc của một cây khác, sao cho các mô t−ơng đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhaụ Chỗ ghép sẽ liền lại và cành ghép sẽ đ−ợc gốc nuôi d−ỡng thành cây mớị
Ghép là một hình thức nhân giống giản đơn và có ích. Hai cây dùng để ghép có thể cùng loài hoặc cùng giống, nh−ng khác nhau về sức chịu rét, chịu khô, chịu mặn cũng nh− về năng suất và phẩm chất của củ, quả, hoa, lá...
Ghép thành công là tạo đ−ợc những cây ghép có các đặc tính mà ta cần. Ví dụ, cành ghép vẫn giữ khả năng cho quả to, ngọt, ngon còn gốc ghép giúp cành ghép có thêm khả năng chịu rét và chịu hạn.
Có nhiều kiểu ghép nh− ghép áp, ghép nối, ghép nêm, ghép d−ới vỏ, ghép mắt. Trong những năm gần đây, các ph−ơng pháp sinh sản sinh d−ỡng nhân tạo đã đạt đ−ợc nhiều thành tựu lớn. Tiêu biểu nhất là ph−ơng pháp giâm cành đã ngâm trong các chất kích thích có khả năng thúc đẩy quá trình mọc rễ phụ, nhờ đó mà rút ngắn thời gian tạo cây mới (chanh bốn mùa).
Cũng nhờ dùng chất kích thích nhân tạo, các nhà khoa học đã tạo đ−ợc hàng loạt cây con từ bất cứ bộ phận sinh d−ỡng nào của cây mẹ nh− trong kỹ thuật nhân giống nhanh cây phong lan.
B.3. Nuôi cấy mô
ạ Cơ sở sinh học của việc nuôi cấy mô Việc nuôi cấy mô thông th−ờng gồm 2 khâu: - Nuôi mô sống ngoài cơ thể
Tế bào, mô và cả cơ quan tuy là một phần của cơ thể, nh−ng vẫn còn giữ phần nào tính độc lập (týnh toàn năng). Nếu ta tạo một môi tr−ờng sống thích hợp và cung cấp chất dinh d−ỡng đầy đủ, gần nh− trong cơ thể, mô có thể tiếp tục sống và phân bào để tự đổi mớị Mô của một số thực vật còn có thể phát triển thành những cây hoàn chỉnh.
- Ghép mô vào cơ thể
Việc ghép chỉ thành công khi mô ghép và cơ thể nhận có sự chấp nhận nhau và không kị nhaụ Điều kiện này rất quan trọng vì mỗi cơ thể đều có tính miễn dịch đối với những prôtêin lạ (hàng rào sinh học).
Khi mô lạ đ−ợc ghép vào cơ thể nhận, cơ thể nhận có thể sản xuất những kháng thể để tiêu diệt hoặc ức chế các tế bào của mô ghép. Vì vậy, muốn ghép thành công có thể sử dụng ph−ơng pháp đồng ghép hoặc tự ghép.
Tự ghép là mô ghép đ−ợc ghép trở lại vào cơ thể. Ví dụ, ghép da từ nơi này sang nơi khác trên cùng một cơ thể.
Đồng ghép là mô ghép đ−ợc ghép trên một loài thân cận về mặt sinh học. Ví dụ, truyền máu cho ng−ời cùng nhóm máụ
Nếu chuyển mô ghép cho một cơ thể xa lạ (dị ghép) thì sẽ không đạt kết quả. b. ý nghĩa của việc nuôi, cấy và ghép mô
Việc nuôi cấy và ghép mô có ý nghĩa lớn trong nông nghiệp cũng nh− trong y học: ghép da để thay những chỗ da bị bỏng, bị giập nát; thay giác mạc mắt đã bị đục; thay thận bị suy nh−ợc...
Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo ngoài cơ thể, nuôi hợp tử thành phôi và cấy trở lại tử cung của cơ thể gia súc quí và ng−ời, là một thành tựu kỳ diệu của công nghệ sinh học hiện đạị
Cấy phôi tạo ra những triển vọng lớn giúp con ng−ời làm chủ sinh đẻ và cải tạo nòi giống, tr−ớc mắt là tăng số con của gia súc quí cho năng suất cao (thịt, sữa) góp phần nâng cao chất l−ợng cuộc sống, ngoài ra việc cấy phôi còn giúp ng−ời vô sinh có con.