+ GV: Nêu số lượng các bài viết giỏi, khá, trung bình, yếu kém.
+ HS: Lắng nghe và ghi nhận.
+ GV: Đọc mẫu một bài viết tốt.
+ HS: Lắng nghe và ghi nhận.
+ GV: Đọc một bài viết trung bình và phân tích những chỗ còn sai sót.
+ HS: Lắng nghe và ghi nhận.
+ GV: Đọc một bài viết yếu kém.
+ GV: Trả bài viết chọ học sinh
+ GV: Yêu cầu các học sinh về nhà thống kê các chỗ còn sai sót và sửa chữa lại cho đúng.
- Về kĩ năng :
+ Đa số HS nhận diện và hiểu đúng vấn đề.
+Bố cục rõ ràng; dùng từ, đặt câu, dựng đoạn tương đối đạt yêu cầu.
- Về nội dung: Các bài viết đã cố gắng làm rõ luận đề. (GV: minh họa bằng một bài viết có chất lượng)
b) Hạn chế:
- Về kĩ năng :một số bài viết còn mắc những lỗi khá sơ đẳng về chính tả.
- Có em còn gạch đầu dòng khi viết văn. Nguyên nhân là do chưa rèn kĩ và để ý khi viết bài.
- Về nội dung: một số bài viết chưa làm rõ được luận đề do thiếu kiến thức, chưa nhìn nhận vấn đề trên các phương diện. Kết quả: Lớp Giỏi Khá TB Yếu 11A2 7 20 22 0 3. Trả bài. + GV: trả bài cho hs.
+ HS: nhận diện kĩ các lỗi trong bài làm, cách khắc phục.
3. Nhắc nhở
- Phải có ý thức sửa những lỗi mình mắc phải ở bài viết này.
- Có ý thức rút kinh nghiệm từ cả bài thi giữa học kì để có kết quả thi cuối kì tốt hơn
4. Củng cố:
- GV yêu cầu HS về nhà xem lại các lỗi sai thường gặp, cố gắng khắc phục trong các bài viết sau.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Một số thể loại thơ, truyện. + Nêu đặc trưng của các loại hình văn học. + Phân loại thơ? Yêu cầu khi đọc thơ?
+ Các thể loại truyện? Yêu cầu khi đọc truyện?
Tuần 13
Ngày soạn: 01/11/2009 Tiết 49 – 50: Văn học.
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Hiểu một số đặc điểm thể loại văn học thơ, truyện.
- Cảm nhận được văn bản thơ, truyện căn cứ vào những hiểu biết về đặc điểm thể loại. - Vận dụng những hiểu biết đó vào việc học ngữ văn.
2. Về kĩ năng: