(Trích "Đạo đức và luân lí Đông Tây")
- Phan Châu Trinh -
Đọc thêm:
TIẾNG MẸ ĐẺ - NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC(Nguyễn An Ninh) (Nguyễn An Ninh)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta. luân lí xã hội ở nước ta.
- Phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn mềm mỏng, lúc kiên quyết đanh thép, lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng.
- Bài đọc thêm: Hiểu được vai trò tiếng mẹ đẻ là nguồn gốc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Hiểu nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ, cách lập luận và lập trường của tác giả.
2. Về kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản chính luận. - Rèn kĩ năng viết bài nghị luận.
3. Thái độ: Hiểu được nghệ thuật viết văn chính luận, có ý niệm về phong cách chính luận của một tác giả cụ thể. giả cụ thể.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong bài học:
+ Tư nhận thức về tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng nền luân lí xã hội cho đất nước.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- GV giúp HS tiếp thu bài học theo phương pháp nêu vấn đề: liên tục đặt ra những câu hỏi để HS suy nghĩ và trả lời nhằm khai thác mọi khía cạnh của từng luận điểm. Đặc biệt chú ý mạch ;ập luận chặt chẽ, logic xuyên suốt ba phần của đoạn trích.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 11 và sách chuẩn kiến thức 11. - Thiết kế giáo án.
2. Học sinh:
- Suy nghĩ, nêu ý kiến về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong văn bản.- Phân tích, bình luận về nghệ thuật viết văn chính luận của tác giả qua văn bản.