Đọc-hiểu văn bản

Một phần của tài liệu giáo án 11-11-12 tiết 37-102 (Trang 135 - 138)

1. Hình tượng nhân vật Gia-ve:

- Ngoại hình:

+ Cặp mắt “như cái móc sắt, với cái nhìn ấy hắn đã quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”

+ Cái cười “Phô ra tất cả hai hàm răng, xung quanh cái mũi là vết nhăn nhúm man rợ, trông như mõm ác thú, Gia-ve mà nghiêm nét mặt lại thì là một con chó dữ, khi cười lại là một con cọp”

+ Giọng nói: không phải tiếng người nói, mà là tiếng thú gầm.

- Hành động: hung hãn, dữ tợn như một con ác thú

“nắm lấy cổ áo và cà vạt”

- Thái độ:

+ Đối với Phăng-tin: lạnh lùng, vô cảm.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

=> Đạt được mục đích → khôi phục uy quyền.

- Biện pháp nghệ thuật?

- Quan nhân vật Gia-ve, nhà văn muốn bày tỏ thái độ gì đối với giai cấp thống trị xã hội đương thời?

(Hết tiết 97, chuyển tiết 98)

- Giăng Van-giăng đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?

- Trước lúc Phăng-tin chết, thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve như thế nào?

- Vì sao Giăng Van-giăng lại cầu xin và nói thầm trước Gia-ve?

- Sau khi Phăng-tin chết, thái độ Giăng Van-giăng như thế nào?

- Mục đích của hành động đó?

- Thái độ và tình cảm mà Giăng Van-giăng giành cho Phăng-tin như thế nào?

- Theo em Giăng Van-giăng đã nói câu gì mà Phăng-tin đang đi vào cõi chết mà vẫn nở nụ cười không sao tả nỗi và gương mặt sáng lên một cách lạ thường?

=> Ông cầu chúc cho linh hồn chị siêu thoát, ông hứa với chị sẽ đi tìm Cô-dét về cho chị!

- Chi tiết bà xơ Xem-pli-xơ trông thấy nụ cười của Phăng-tin có ý nghĩa gì?

- Qua nhân vật Giăng Van-giăng tác giả muốn bày tỏ quan điểm gì về cuộc sống và xã hội?

- Ai là người khôi phục uy quyền?

=> Gia-ve lâu nay vẫn phục tùng ông thị trưởng Ma-đơ-len, khi Giăng Van-giăng trở lại với tên thật của mình, tên mật thám tưởng đã có đủ điều kiện để khôi phục lại quyền hành của hắn.

-Song ở đoạn trích này ta thấy: trong con mắt mọi người, nhất là Phăng-tin, ông thị trưởng Ma-đơ-len vẫn là vị cứu tinh. Ngay cả Gia-ve cũng phải khép nép, phục tùng nghe theo Giăng Van-giăng, Vì thế người khôi phục uy quyền chính là Giăng Van- giăng (lưu ý ở đoạn cuối tác phẩm: chính

- So sánh, phóng đại → ẩn dụ: Gia-ve là một con ác thú đội lốt người.

=> Phê phán giai cấp thống trị xã hội đương thời.

(Hết tiết 97, chuyển tiết 98) 2.Nhân vật Giăng Van-giăng:

a) Hoàn cảnh:

- Có quyền lực >< lương tâm ray rứt.

- Cứu người bị oan >< không cứu được Phang-tin. b) Tâm trạng:

- Sẵn sáng bị bắt >< lo lắng cho Phăng-tin. b) Đối với Gia-ve:

- Trước lúc Phăng-tin chết:

+ Ngôn ngữ: nhã nhặn, thuyết phục. + Cử chỉ: điềm tĩnh, không thô bạo. - Sau khi Phăng-tin chết:

+ Hành động: bẻ gãy thanh sắt giường → giành lại cho mình chút tự do để từ biệt Phăng-tin.

=> Sức m ạnh của tình thương và lòng nhân ái. c) Đối với Phăng-tin:

- Thái độ: trân trọng, đồng cảm, yêu thương, che chở → giúp Phăng-tin là một nhiệm vụ.

=> Lòng thương người vô bờ bến, trân trọng con người dù họ là người nhỏ bé, khốn khổ.

*Quan niệm của Huy-gô:

Người cầm quyền là con người lí tưởng, được tất cả mọi người hướng tới. Đó là con người hiện thân của cái đẹp, cái thiện, có tâm hồn thánh thiện, cùng chia sẻ, nếm trải mọi nỗi khổ đau, bất hạnh của con người. Giăng Van-giăng là hiện thân của con người lí tưởng ấy.

4. Củng cố:

- Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn trong đoạn trích?

=> Những thủ pháp đối lập: đối lập tương phản, phóng đại, so sánh, ẩn dụ, bình luận ngoại đề,... được sử dụng triệt để, lí tưởng nhân văn – sức mạnh tình thương, cảm hoá – con đường không tưởng nhuốm màu sắc tôn giáo.

5. Dặn dò:

- Học bài cũ, tóm tắt nội dung đoạn trích.

- Soạn bài mới: Thao tác lập luận bình luận + Tìm hiểu Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

+ So sánh bình luận với phân tích, chứng minh. + Cách bình luận, làm các bài tập luyện tập.

Tuần 27 Ngày soạn:

Tiết 99: Làm văn

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận. - Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận

2. Về kĩ năng:

- Nhận diện đối tượng, nội dung và cách bình luận trong một số văn bản nghị luận.

- Vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học.

3. Về thái độ:

B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:

1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:

- GV tổ chức những hình thức học tập tích cực. Khơi gợi vốn sống, vốn hiểu biết mà HS đã có, trắc nghiệm, thảo luận, đặt HS vào tình huống có vấn đề và giải quyết vấn đề.

- GV tạo tâm lí cho HS như đang được sống trong những tình huống có thật ở cuộc đời, đang tham gia bàn luận và đánh giá về một hiện tượng mà mình hằng quan tâm, trăn trở,…..

1.2. Phương tiện dạy học:

- SGK ngữ văn 11 và sách chuẩn kiến thức 11. - Thiết kế giáo án.

2. Học sinh:

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP 1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP 2. Kiểm tra bài cũ:

- Sự đối lập tương phản thiện – ác được thể hiện như thế nào qua các nhân vật Gia-ve, Giăng Van-giăng và Phăng-tin trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”?

- Phân tích quan điểm đạo đức – lí tưởng, sức mạnh tình thương cứu người, cứu đời của Huy-gô trong đoạn trích?

3. Bài mới: Lời vào bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung: Thao tác 1: Tìm hiểu Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận:

- Nêu định nghĩa thao tác lập luận bình luận?

=> Bình luận: là bàn bạc, đánh giá về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như: ý kiến, chủ trương, sự việc, con người, tác phẩm vh...

So sánh với phân tích, bình giảng văn học? => So với phân tích, bình giảng văn học, bình luận không nhằm tìm ra bản chất, cái hay, cái đẹp của vấn đề mà đi sâu vào đánh giá vấn đề.

- Nêu mục đích của thao tác bình luận? - Nêu yêu cầu với người tham gia bình luận?

+ HS:làm việc với SGK.

Một phần của tài liệu giáo án 11-11-12 tiết 37-102 (Trang 135 - 138)