+ HS xem hướng dẫn làm bài và các yêu cầu trong SGK/
Tuần 19 Ngày soạn
Tiết 75 : Làm văn BÀI VIẾT SỐ 5
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
1. Về kiến thức: Biết vận dụng các thao tác lập luận đã học (phân tích, so sánh) để làm một bài văn nghị luận. nghị luận.
2. Về kĩ năng: Biết trình bày và diễn đạt nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.
3. Về thái độ: Tạo hứng thú đọc văn cũng như niềm vui viết văn.- Tích hợp giáo dục môi trường cho HS - Tích hợp giáo dục môi trường cho HS
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- GV ra đề phù hợp với trình độ HS và đúng các yêu cầu HS đã học.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề, không nên tỉ mỉ quá, để HS phải tự tìm hiểu, suy nghĩ.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 11 và sách chuẩn kiến thức 11. - Thiết kế giáo án.
2. Học sinh:
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP 1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP 2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Lời vào bài:
Đề: Theo em làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch đẹp?
I/ Đáp án:
1. Về cách thức làm bài:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. - Bố cục đầy đủ, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, logic, thuyết phục.
- Sử dụng các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.
2. Về nội dung:a) Mở bài: a) Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề sạch và đẹp trong xã hội ngày nay. b) Thân bài:
- Sạch là gì? Đẹp là gì? (Không ô nhiễm, bụi bẩn,….ưa nhìn, có sự hài hoà, phùhợp) - Xã hội ta đã sạch và đẹp chưa?
+ Có những nơi sạch, đẹp: vườn hoa, công viên, danh lam thắng cảnh, khu phố văn minh,… + Nhiều nơi chưa sạch, đẹp: ăn mặc không hợp mĩ quan, xả rác bừa bãi, ô nhiễm môi trường,…. - Vai trò của một môi trường sạch đẹp:
+ Tránh bệnh. + Tăng mĩ quan. + Có lợi cho sức khoẻ.
- Cần làm gì để đất nước sạch và đẹp ?
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh khu dân cư, trồng cây xanh,….
+ Xử lí nghiêm các trường hợp làm ô nhiễm môi trường, huỷ hoại mĩ quan,…. c) Kết bài:
- Khẳng định vai trò quan trọng của môi trường đối với chất lượng cuộc sống con người. - Cần làm sạch và đẹp môi trường sống, đó là trách nhiệm của mọi người.
II/ Biểu điểm:
+ Điểm 9 -10: Bài làm đảm bảo bố cục, văn sáng, biết lập luận. Nội dung đầy đủ, biết chọn dẫn chứng.
+ Điểm 7 - 8: Bài viết rõ bố cục.
Sai 1- 2 lỗi chính tả + diễn đạt
Giải thích rõ ý, phần bàn luận còn chung chung, nêu được bài học nhận thức. + Điểm 5 - 6: Bài viết rõ bố cục.
Giải thích rõ ý, phần bàn luận còn chung, chưa rút ra được bài học cho bản thân. Sai 3- 4 lỗi chính tả + diễn đạt.
+ Điểm 3 – 4: Bố cục đầy đủ nhưng sơ lược, chung chung, phần bàn luận sơ sài, văn rối. + Điểm 1 – 2: Hiểu đề nhưng chỉ viết một đoạn văn ngắn, không xác định được bố cục bài làm.
+ Điểm 0: Không hiểu yêu câu đề hoặc không làm bài. Tuần 20 Ngày soạn: Tiết 76: Đọc văn HẦU TRỜI (Tản Đà)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
- Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà.
- Thấy được những sáng tạo trong hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái tự nhiên, ngôn ngữ sinh động,….
2. Về kĩ năng:
- Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Bình giảng những câu thơ hay.
3. Về thái độ: trân trọng những tài năng thơ văn.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- Đọc – hiểu cảnh Tản Đà đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe, làm nổi cái “tôi” cá nhân mà tác giả muốn thể hiện: cái “tôi” ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời.
- Bài thơ tự sự dài, có cốt truyện, dù đơn giản nên có thể tóm tắt, phân đoạn, nhưng cần tập trung vào đoạn giữa – đoạn thi sĩ đọc thơ trên thiên cung. Các đoạn khác chỉ cần đọc tham khảo, hình dung các ý chính.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 11 và sách chuẩn kiến thức 11. - Thiết kế giáo án.
2. Học sinh: