Các mốc phát triển của thương mại Quốc tế

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

2.2. Các mốc phát triển của thương mại Quốc tế

Sự phát triển của thương mại Quốc tế qua các năm được đánh dấu bằng một số mốc quan trọng, một số các Hiệp định thương mại quốc tế then chốt được phê

chuẩn, và sự thành lập của tổ chức quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các hoạt động thương mại Quốc tế.

2.2.1. Hội nghị Bretton Woods

Tháng 7 năm 1944, lãnh đạo của các quốc gia liên minh tổ chức hội nghị tại thị trấn của Bretton Wood, New Hampshire, nhằm xây dựng các tổ chức Quốc tế;

hai trong số đó được đặc biệt xây dựng nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại Quốc tế,

 Tổ chức quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF): ngày 27/11/1945, quỹ này đã xây dựng hệ thống thanh toán quốc tế và giới thiệu tỷ giá hối đoái ổn định.

 Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT): nhằm giảm mức thuế nhập khẩu từ trên 40% (năm 1947) xuống còn 4% (2008).

2.2.2. Tổ chức thương mại Quốc tế

Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) về mặt hình thức được thành lập vào ngày 1/1/1995. WTO “thay thế” cho GATT và là tổ chức có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động thương mại mậu dịch. Từ năm 2001, WTO thường xuyên tổ chức các vòng đàm phán Đô-ha dựa trên hình thức đàm phán đa phương giữa các quốc gia thành viên với mục đích chính là bàn biện pháp giảm thuế quan, mở cửa thị trường hàng nông sản, phi nông sản, dịch vụ nhằm thức đẩy thương mại hóa toàn cầu. Tuy nhiên từ tháng 7 năm 2008, những lỗ lực đàm phán đã không mang lại hiệu quả để có thể đi đến hiệp định thống nhất giữa các thành viên.

Nguyên nhân chính của sự bất đồng trong tổ chức vòng đàm phán Đô-ha có liên quan tới tiền trợ cấp hàng nông sản cho người nông dân tại các quốc gia phát triển. Đối với các quốc gia đang phát triển, việc trợ cấp này bị xem như là các rào cản thương mại, khiến cho hàng hóa giá rẻ hơn của các quốc gia này không thể cạnh tranh tại các thị trường quốc gia phát triển. Vòng đàm phán được dự định tổ chức lại vào năm 2009. Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và các

điều kiện bổ sung liên quan tới sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp do Cục quản lý Hoa Kỳ ban hành, vòng đàm phán đã không diễn ra như kế hoạch.

2.2.3. Hiệp ước Rome

Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Lúc-xem-bua và Hà Lan đã kí Hiệp ước Rome vào năm 1957, dẫn tới sự hình thành của Liên Minh Châu Âu và nhiều nhóm quốc gia khác trên thế giới cũng học tập theo Hiệp ước này trong việc định hình thị trường chung của riêng mình. Đan Mạch, Cộng hòa Ireland và Anh (năm 1973), Hy Lạp (1981), Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (năm 1986), Úc, Phần Lan và Thụy Điển (năm 1995), Cộng Hòa Síp, Cộng Hòa Séc, E-xtô-ni-a, Hung-ga-ri, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Slô-va-kia và Slô-ve-nia (năm 2004) và cuối cùng là Bun-ga-ri và Romania (năm 2007) gia nhập Liên Minh Châu Âu. Cho tới tháng 4 năm 2009, tổng cộng có 27 quốc gia trở thành thành viên của Liên Minh Châu Âu.

Liên Minh Châu Âu hình thành mở đầu cho sự xuất hiện hàng loạt các tổ chức kinh tế cấp khu vực khác trên thế giới cùng các hiệp định song hoặc đa phương giữa các quốc gia. Đáng chú ý nhất là tổ chức ASEAN, NAFTA. Các tổ chức khác xem bảng 1-4.

2.2.4. Sự hình thành của đồng tiền chung Châu Âu (Euro)

Đồng Euro được giới thiệu năm 1999 và được đưa vào lưu thông từ ngày 1/1/2002, tại 12 trong 15 quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu tại thời điểm đó (Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, Cộng Hòa Ireland, Lúc-xem-bua, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha). Việc sử dụng đồng Euro cũng được Slovenia (năm 2007), Cộng Hòa Síp và Malta (năm 2008), Slovakia (năm 2009) chấp thuận.

Euro cũng được lưu thông tại một số nhỏ các quốc gia khác như Andorra, Monaco, Bosnia,... Đồng Euro ra đời trở thành một trong những đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay.

2.3. Các quốc gia xuất nhập khẩu lớn nhất trên Thế Giới

Bảng 2.5 và 2.6 chỉ ra một số quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất trên thế giới năm 2007 (theo dữ liệu của WTO). Hầu hết các quốc gia này đều kí kết các hiệp định song phương hoặc hiệp định thương mại tự do với các nước khác trên thế giới; thông tin về các chính sách thương mại chung mà các nước áp dụng có thể xem tại trang web của Ngân Hàng Thế Giới mục “Doing business”.

Bảng 2.5: Các quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất Thế giới năm 2007 (WTO)

STT Quốc gia xuất khẩu Giá trị Thị phần

1 Đức 1.326,4 9,5%

2 Trung quốc 1.217,8 8,7%

3 Mỹ 1.162,5 8,3%

4 Nhật 712,8 5,1%

5 Pháp 553,4 4,0%

6 Hàn Lan 551,3 4,0%

7 Ý 491,5 3,5%

8 Vương quốc Anh 437,8 3,1%

9 Bỉ 430,8 3,1%

10 Canada 419,0 3,0%

11 Hàn Quốc 371,5 2,7%

12 Nga 355,2 2,5%

13 Hồng Kông 349,4 2,5%

14 Singapo 299,3 2,1%

15 Mehicô 272,0 2,0%

Top 15 quốc gia 8.950,7 64,1%

Các quốc gia còn lại 4.999,3 35,9%

Tổng 13.950,0 100%

Bảng 2.6: Các quốc gia nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên thế giới năm 2007 (WTO)

STT Quốc gia nhập khẩu Giá trị Thị phần

1 Mỹ 2.020,4 14,2%

2 Đức 1.058,6 7,4%

3 Trung Quốc 956,0 6,7%

4 Nhật 621,1 4,4%

5 Vương quốc Anh 619,6 4,4%

6 Pháp 615,2 4,3%

7 Ý 504,5 3,5%

8 Hà Lan 491,6 3,5%

9 Bỉ 413,2 2,9%

10 Canada 389,6 2,7%

11 Tây Ban Nha 372,6 2,6%

12 Hồng Kông 370,1 2,6%

13 Hàn Quốc 356,8 2,5%

14 Mehicô 296,3 2,1%

15 Singapo 263,2 1,8%

Top 15 quốc gia 9.348,8 65,6%

Các quốc gia còn lại 4.895,2 34,4%

Tổng 14.244,0 100%

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)