Bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 125 - 129)

CHƯƠNG 6. CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ

6.9. Bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng chính là việc ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bụ trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp đồng. Ngân hàng không bảo lãnh việc bên đối tác có thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình cho bên thụ hưởng hay không mà chỉ đảm bảo sự thanh toán trong

phạm vi số tiền trong giấy bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng là sự đảm bảo cho bên thụ hưởng trong trường hợp nếu những hoạt động được chỉ rõ trong hợp đồng không được thực hiện vì bất kỳ lí do nào thì bên thụ hưởng sẽ được quyền hưởng tiền đền bù.

Các bên tham gia:

- Người bảo lãnh (The Guarantor): là người phát hành thư bảo lãnh, thường là ngân hàng, tổ chức tín dụng hay tổ chức tài chính, gọi chung là ngân hàng. Ngân hàng bảo lãnh phải là ngân hàng có uy tín, có khả năng tài chính, được bên thụ hưởng chấp nhận.

- Người xin bảo lãnh hay người được bảo lãnh (The Principal): là người yêu cầu để được ngân hàng bảo lãnh. Người xin bảo lãnh có thế là:

 Người xuất khẩu (Trường hợp bảo lãnh thực hiện hợp đồng)

 Người nhập khẩu (Trường hợp bảo lãnh thanh toán).

 Người đi vay, người mua hàng trả chậm (trường hợp bảo lãnh thanh toán).

 Người tham gia dự thầu (Trường hợp bảo lãnh dự thầu)...

Người thụ hưởng (The Beneficiary):

 Người nhập khẩu (trường hợp bảo lãnh thực hiện hợp đồng).

 Người xuất khẩu (Trường hợp bảo lãnh thanh toán).

 Người chủ thầu (Trường hợp bảo lãnh dự thầu).

 Người nhập khẩu (Trường hợp bảo lãnh tiền đặt cọc, tiền ứng trước).

6.9.2. Quy trình thực hiện

1) Biểu thị mối quan hệ gốc, hợp đồng gốc (underlying contract) là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh.

2) Biểu thị mối quan hệ giữa người xin bảo lãnh và ngân hàng phát hành thư bảo lãnh, trong đó người xin bảo lãnh làm đơn yêu cầu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho đối tác trong hợp đồng gốc.

3) Biểu thị mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và người thụ hưởng. Khi hợp đồng bị vi phạm, ngân hàng bồi thường cho người thụ hưởng.

6.9.3. Các loại bảo lãnh ngân hàng

- Bảo lãnh dự thầu: Mục đích của bảo lãnh dự thầu là sự đảm bảo của ngân hàng về sự bồi thường trong phạm vi số tiền trong giấy bảo lãnh nếu bên đề nghị bảo lãnh từ chối ký kết hợp đồng mà đã trúng thầu, rút tiền dự thầu trước ngày quy định hoặc không có khả năng chứng tỏ đảm bảo làm việc cho nhà thầu sau khi hợp đồng ký kết.

- Bảo lãnh bảo hành: Là sự bảo đảm bồi hoàn cho người thụ hưởng bảo lãnh nếu có bất kỳ nhược điểm nào trong vận chuyển hàng hóa, xây dựng..v.v…hoặc bên đối tác không bảo dưỡng máy móc vì bất kỳ lí do nào. Số tiền bảo lãnh phải được đồng ý trong hợp đồng và ngày hết hạn phụ thuộc vào phạm vi hoạt động, mục đích bảo lãnh..v.v…

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là sự bảo đảm bồi hoàn cho người thụ hưởng bảo lãnh trong trường hợp nếu bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ của mình

trong hợp đồng ( ví dụ: cung cấp dịch vụ, hiệu suất làm việc..v.v..) số tiền trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải được sự đồng ý của các bên.

- Bảo lãnh thanh toán: Mục đích là giảm thiểu rủi ro về thanh toán tiền hàng cho người bán hàng/xuất khẩu. Vì lí do này, bảo lãnh thanh toán sẽ là sự đảm bảo thanh toán số hàng hóa cho người bán hàng/xuất khẩu nếu người mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. Số tiền bảo lãnh thanh toán thường chính là giá trị hàng hóa và số phí phải trả cho số ngày kéo dài thêm vì đòi bồi thường.

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)