Các đặc điểm riêng của Logistics quốc tế

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 3: LOGISTICS QUỐC TẾ VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG QUỐC TẾ

3.5. Các đặc điểm riêng của Logistics quốc tế

Một số ít các hoạt động chỉ có riêng trong logistics quốc tế; tuy nhiên các hoạt động logistics truyền thống trong logistics quốc tế được quản lí khác so với logistics trong môi trường nội địa.

 Môi trường trong logistics quốc tế tương đối quan trọng. Trong khi không nên coi nhẹ các vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa, thì vấn đề phù hợp hơn nên được bàn đến trong các cuốn sách về quản trị đa văn hóa là môi trường vật chất của logistics quốc tế thì tương đối khác biệt. Sự khác biệt trong hạ tầng cơ sở logistics quốc tế và những thử thách mà những khác biệt này đem lại sẽ được bàn tới trong chương 3.

 Các quyết định liên quan tới vận tải quốc tế rõ ràng là phức tạp hơn. Có các phương thức vận tải khác nhau, các nhà chuyên chở khác nhau, các chứng từ vận tải khác nhau và thời gian vận chuyển lâu hơn rất nhiều. Chương 11, 12, 13 sẽ nói tới các phương thức vận tải khác nhau.

 Số lượng các đối tác trung gian sẽ lớn hơn nhiều. Ngân hàng, công ty bảo hiểm, hãng giao nhận, quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu, tất cả đều yêu cầu về giấy tờ khác nhau. Chương 9 sẽ đề cập tới các loại chứng từ khác nhau được sử dụng trong thương mại quốc tế.

 Các rủi ro và nguy hiểm tiềm tàng trong vận tải quốc tế thì lớn hơn nhiều. Để bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển, các nhà quản lí logistics phải thông thạo các lựa chọn về bao bì/ đóng gói sẵn có. Chương 14 sẽ đưa ra các lựa chọn và quyết định xung quanh vấn đề bao bì trong vận tải quốc tế.

Chương 15 sẽ bàn đến vấn đề quản trị rủi ro trong thương mại quốc tế.

 Bảo hiểm quốc tế phức tạp hơn rất nhiều. Hợp đồng bảo hiểm đôi khi được viết bằng ngôn ngữ cổ và chuyên dùng trong lĩnh vực bảo hiểm và có thể có nhiều nghĩa khác nhau, phụ thuốc vào quốc gia mà công ty bảo hiểm đặt trụ sở. Chương 10 sẽ giới thiệu các loại hợp đồng bảo hiểm khác nhau trong môi trường thương mại quốc tế.

 Các phương thức thanh toán quốc tế cũng được sử dụng nhiều hơn. Rủi ro không được thanh toán và những bất ổn tiền tệ đã làm nảy sinh các chiến lược không bao giờ được sử dụng trong giao dịch nội địa. Chương 7 sẽ đưa ra các phương thức thanh toán khác nhau và chương 8 sẽ cung cấp các phương thức mà các nhà thương gia quốc tế sử dụng để bảo vệ bản thân trước những rủi ro gây ra bởi sự bất ổn của tiền tệ.

 Điều kiện thương mại cũng phức tạp hơn do các điểm giao nhau và xuất hiện nhiều hơn làm tăng các lựa chọn chuyển giao trách nhiệm và quyền sở hữu hàng hóa. Các điều kiện thương mại được sử dụng trong buôn bán quốc tế - hay Incoterms do Phòng thương mại quốc tế ICC ban hành – sẽ được đưa ra trong chương 6.

 Việc vận chuyển qua biên giới cũng là một thách thức lớn. Hàng hóa được mua từ nước ngoài hay được bán sang nước ngoài sẽ phải đi qua Hải quan, là một quy trình phức tạp và nặng về giấy tờ tại hầu hết các nước.

 Các nhà quản trị chuỗi cung ứng cũng phải nhận thức về các vấn đề phát triển bền vững để từ đó đưa ra các quyết định giảm nguồn năng lượng và nguồn tài nguyên sử dụng trong quá trình sản xuất, đóng gói và vận chuyển hàng hóa qua biên giới các quốc gia. Tất cả các chương trong cuốn sách này, khi thích hợp, sẽ bàn về vấn đề phát triển bền vững liên quan tới các vấn đề chính của chương đó.

3.6. Sự xuất hiện và phát triển của Logistics Ngược quốc tế (Reverse Logistics) Quản trị logistics ngược bao gồm việc xử lí hàng hóa sau khi hàng đã được bán cho người tiêu dùng hay khách hàng cuối cùng. Logistics ngược là “quy trình

hoạch định, cung cấp, và kiểm soát hiệu suất và hiệu quả về chi phí dòng chảy của nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm tiêu dùng tới điểm sản xuất với mục đích nắm bắt lại giá trị hoặc để xử lí thích hợp”. Về bản chất, các hoạt động của logistics ngược đều giống với hoạt động logistics truyền thống, chỉ khác là chúng ngược nhau.

Hàng hóa quay trở về nơi sản xuất có thể vì một số lí do sau:

 Hàng hóa đã hoàn thành vòng đời sử dụng của mình và được chuyển lại về nơi sản xuất vì nó có thể được nhà sản xuất tái sản xuất hoặc cải tạo lại. Có rất nhiều lí do thúc đẩy nhà sản xuất và người tiêu dùng làm như vậy; vừa vì lí do khuyến khích phát triển bền vững (luật pháp khuyến khích tái sử dụng, tái sản xuất các sản phẩm lỗi thời), mà còn vì chi phí thu lại hàng hóa thấp hơn rất nhiều so với chi phí bỏ hàng cho khách hàng, hoặc chi phí thu hồi và chi phí tái sử dụng của nhà sản xuất sẽ thấp hơn chi phí sản xuất mới.

 Hàng hóa được thu hồi vì người tiêu dùng cần sửa chữa hàng hóa khi còn hạn bảo hành, hoặc do hàng hóa không đáp ứng được kì vọng của khách hàng.

 Hàng hóa có lỗi và nhà sản xuất quyết định thu hồi hàng hóa để sửa chữa hoặc cải thiện để hàng hóa đó thích hợp hơn với thị trường.

 Bao bì được sử dụng trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ địa điểm của nhà sản xuất tới địa điểm của khách hàng có thể tái sử dụng cho chuyến hàng khác.

Rất nhiều công ty đã nhận ra rằng có thể sử dụng hệ thống logistics ngược kết hợp với quy trình cắt giảm nguồn tài nguyên sử dụng để nâng cao lợi thế cạnh tranh thông qua những giá trị đã tạo lập được. Các ví dụ dưới đây được đưa ra từ trường hợp của Kodak, Estée Lauder và Caterpillar.

Năm 1990 Kodak khởi động chiến dịch thu hồi, tái sử dụng, tái chế các máy ảnh sử dụng một lần của hãng. Năm 1990, hãng đã thu hồi 0,9 triệu máy ảnh và tới năm 1998, con số đã nhảy vọt lên 61 triệu đơn vị. Từ năm 2008, Kodak đã tăng số các thiết bị tái chế khi mà có tới 86% bộ phận của máy ảnh được tái sử dụng trong quy trình sản xuất các máy ảnh mới.

Estée Lauder đã từng thải 60 triệu sản phẩm ra bãi rác mỗi năm. Năm đầu tiên thực hiện chương trình logistics ngược, sau khi đầu tư ban đầu 1,3 triệu đô la Mỹ, Estée Lauder đã có khả năng tăng số sản phẩm thu hồi khoảng 24%, giảm số sản phẩm bị hủy bỏ từ 37% xuống còn 27% số sản phẩm thu hồi, và tiết kiệm 0,5 tỉ triệu chi phí nhân công. Estée Lauder đã tạo ra dây chuyền sản xuất trị giá 250 triệu đô la Mỹ từ dòng hàng quay lại của hãng, đây là dây chuyền sản xuất có khả năng sinh lợi lớn thứ 3 của doanh nghiệp.

Đối với trường hợp Caterpillar, hãng đang vận hành 14 nhà máy tái sản xuất trên toàn thế giới. Các nhà máy này có khả năng tháo lắp và tái tạo các động cơ đi- ê-den – làm sạch, kiểm định và sửa chữa khoảng 20.000 bộ phận cùng lúc. Bộ phận tái sản xuất của Caterpillar là bộ phận tăng trưởng mạnh nhất của hãng này, với tốc độ tăng trưởng 20% mỗi năm, và doanh thu hàng năm là hơn 1 tỉ đô la Mỹ.

Trong mọi trường hợp, đặc biệt là trong môi trường quốc tế, quy trình thu hàng từ khách hàng hay người tiêu dùng tới nhà sản xuất liên qan tới các đối tượng trung gian có mặt tại điểm bán hàng cơ sở. Rất nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu vận hành hệ thống sản xuất “Cradle tới Cradle”, là quy trình mà sản phẩm được sản xuất, được người tiêu dùng sử dụng, sau đó được thu hồi, rồi được tái sử dụng, cải tạo lại, bán lại hoặc là tổ hợp của các hoạt động trên, để đưa sản phẩm trở lại lưu thông trên thị trường. Hình 2-6 đưa ra các dòng trong hệ thống logistics ngược điển hình từ “cradle tới cradle5”.

Hình 2-6

Các nhà sản xuất, đặc biệt là các nhà sản xuất Hoa Kì, không thiết kế các sản phẩm cho mục đích sửa chữa, tái sử dụng, hay để hồi phục. Khi có nhiều quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất được thông qua, có

5 Đọc thêm về quy trình C2C này tại: http://www.anbinhpaper.com/CRADLE-TO-CRADLE%C2%AE- MOT-PHUONG-PHAP-MOI-DUOC-UNG-DUNG-TRONG-THIET-KE-BAO-BI_C15_D444.htm

một xu hướng mạnh mẽ trên toàn thế giới để thay đổi mô hình kinh doanh kiểu đó.

Luật môi trường châu Âu đã được thông qua, đưa ra khái niệm về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất đối với tất cả mọi thứ từ các sản phẩm của họ tới nguyện vật liệu bao bì, đóng gói của họ. Có rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được rằng thiết kế sản phẩm không chỉ cho lần sử dụng đầu tiên mà còn cho các lần sử dụng tiếp sau đó sẽ cho doanh nghiệp đó lợi thế về chi phí do các sản phẩm này có thể được bán tại thị trường thứ cấp với lượng công việc tối thiểu sau khi phục hồi. Chi phí nguyên vật liêu, vận tải, lưu trữ và các thành phần khác của chuỗi cung ứng cũng như các quy định đưa ra sẽ trở thành động lực khiến các chuyên gia logistics quốc tế đạt được những lợi ích to lớn nhất từ vòng đời sản phẩm của họ.

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)