Định nghĩa Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 3: LOGISTICS QUỐC TẾ VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG QUỐC TẾ

3.1. Định nghĩa Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng

Do lĩnh vực hoạt động của logistics và logistics quốc tế phát triển, các nhà quản lí trong lĩnh vực đó đã thay đổi định nghĩa các nghiệp vụ của mình. Khi

“logistics” là thuật ngữ được chấp nhận rộng rãi nhất cho các hoạt động mà nó liên quan, thì bắt đầu từ những năm giữa thập niên 1980 thuật ngữ này vẫn được mở rộng để bao gồm những hoạt động khác; cuối cùng, nghiệp vụ này được đổi tên thành “quản trị chuỗi cung ứng” trong những năm 1990. Ngày nay, thuật ngữ logistics được hiểu là bao gồm một số các hoạt động là tập hợp con của các hoạt động cấu thành nên quản trị chuỗi cung ứng.

3.1.1. Logistics

Ngày nay, “logistics” được các chuyên gia trong ngành định nghĩa là:

Một bộ phận của quy trình chuỗi cung ứng, phụ trách việc lập kế hoạch, cung cấp và kiểm soát hiệu suất, tính hiệu quả của việc lưu trữ và dòng xuôi và ngược của hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan giữa điểm sản xuất và điểm tiêu dùng để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Từ định nghĩa này, rõ ràng có thể thấy được rằng các nhà quản trị logistics xem rằng tiêu điểm của họ nằm ở các hoạt động liên quan tới dòng chuyển động vật chất của hàng hóa từ nhà cung ứng tới khách hàng. Các nhà hoạt động logistics quan tâm nhất tới vận tải, đóng gói, khai thác kho, an ninh và xử lí hàng hóa mà doanh nghiệp của họ mua về, và họ tương tác hàng ngày với các nhà quản lí chịu trách nhiệm gần nhất tới sự di chuyển của hàng hóa: chế tạo và sản xuất, mua và thu mua, marketing, quản lí hàng tồn kho, tài chính, dịch vụ khách hàng,…

Hình 3.1: Các bước tiến hóa của Logistics

Hình 3.1 tóm tắt những ý kiến khác biệt nhỏ về sự phát triển của logistics do Afred Battaglia đưa ra. Trên quan điểm của Afred Battaglia, từ trước những năm 1990, chức năng logistics của một công ty bao gồm việc quản trị nguyên vật liệu và chế tạo. Rõ ràng là hầu hết các chuyên gia logistics nhận định công việc của họ là quản trị chuỗi cung ứng vào những năm đầu thập niên 2000.

3.1.2. Quản trị chuỗi cung ứng

Trong bản khảo sát quốc tế được thực hiện năm 2001 của các nhà giáo dụ logistics, Larson và Halldorsson đã nhận ra rằng có bốn quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa logistics và quản trị chuỗi cung ứng, 3 trong 4 quan điểm đó đã được đưa ra trong hình 3.2.

Hình 3.2: Ba quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa Logistics và quản trị chuỗi cung ứng

Tuy nhiên, năm 2004, quan điểm của “những người ủng hộ thuyết bao hàm” dường như đã thắng, khi Hội đồng quản trị logistics đổi tên thành Hội đồng các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP), để phản ánh tính chất mở rộng của lĩnh vực này và đã đưa ra định nghĩa “chuỗi cung ứng” như sau:

Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động hoạch định và quản trị khai thác nguồn, thu mua, biến đổi và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Quan trọng là, quản trị chuỗi cung ứng cũng bao gồm việc hợp tác và cộng tác với các kênh đối tác là nhà cung ứng, đối tác trung gian, nhà cung cấp dịch vụ thứ ba, và khách hàng. Về bản chất, Quản trị chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung và cầu trong và qua các công ty.

Đặc điểm quản trọng nhất của định nghĩa này là nó phản ánh khái niệm logistics đã mở rộng thành khái niệm quản trị chuỗi cung ứng. Trên quan điểm của CSCMP, việc chuyển từ khái niệm logistics sang quản trị chuỗi cung ứng là việc chuyển dịch trọng tâm nội bộ về quy trình của riêng một công ty sang trọng tâm bên ngoài bao gồm tất cả các đối tác của công ty. Do đó, phạm vi của quản trị chuỗi cung ứng rộng hơn rất nhiều so với phạm vi của logistics. Nó không chỉ bao gồm tất cả các quyết định chiến thuật và quản lí mà còn bao gồm các vấn đề chiến

lược trong phạm vi của các nhà quản lí cấp cao mà ngày nay còn được coi là nhà quản lí cấp C (CEO – giám đốc điều hành, CFO – giám đốc tài chính, COO – giám đốc vận hành,…). Một số công ty còn có vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng toàn cầu.

3.2. Định nghĩa Logistics quốc tế và Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế 3.2.1. Logistics quốc tế

Vai trò của logistics quốc tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu phản ánh vai trò của logistics trong môi trường nội địa: các chuyên gia logistics quốc tế tập trung vào vào các khía cạnh chiến thuật của chuỗi cung ứng toàn cầu, các hoạt động liên quan tới việc di chuyển của hàng hóa và giấy tờ từ quốc gia này sang quốc gia khác, các hoạt động hình thành cơ bản các hoạt động và vận hành xuất khẩu và nhập khẩu.

Định nghĩa logistics của CSCMP có thể được điều chỉnh để định nghĩa logistics quốc tế bằng cách đưa thêm vào yếu tố quốc tế:

Logistics quốc tế là quy trình hoạch định, cung cấp và kiểm soát việc lưu trữ và các dòng hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan từ điểm sản xuất tới điểm tiêu dùng nằm ở quốc gia khác.

Do đó, logistics quốc tế chú trọng và việc tạo lập quy trình và chiến lược nội bộ. Các quy trình và hoạt động sẽ là các vấn đề mà cuốn sách này tập trung tới.

3.2.2. Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế

Bản chất của quản trị chuỗi cung ứng là nó đã bao gồm tính chất toàn cầu;

hầu hết các công ty đều thuê ngoài sản xuất tại nước ngoài ở mức độ nào đó hoặc bán hàng cho khách hàng nước ngoài. Nếu không thì nhà cung ứng hay khách hàng của nó cũng liên quan tới yếu tố nước ngoài.

Vẫn không rõ nguyên nhân tại sao CSCMP không đưa yếu tố quốc tế vào trong định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng. Định nghĩa của CSCMP chính xác nên là:

Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động hoạch định và quản trị khai thác nguồn, thu mua, biến đổi và tất cả các hoạt động quản trị logistics.

Quan trọng là, quản trị chuỗi cung ứng cũng bao gồm việc hợp tác và cộng tác với các kênh đối tác là nhà cung ứng, đối tác trung gian, nhà cung cấp dịch vụ thứ ba, và khách hàng, bất kể đó là đối tác nội địa hay nằm ở quốc gia khác. Về bản chất, Quản trị chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung và cầu trong và qua các công ty.

Hình 3.3 khái quát mối quan hệ giữa logistics, logistics quốc tế và quản trị chuỗi cung ứng từ năm 2006.Các hoạt động trong chức năng logistics là các hoạt động vận chuyển vật lí của hàng hóa từ nhà cung ứng tới công ty và từ công ty tới khách hàng của nó. Logistics cũng bao gồm chức năng khai thác kho và các chức năng tồn kho khác trong công ty liên quan tới hàng hóa mà công ty đã mua, sản xuất và bán.

Logicstics quốc tế làm việc song song với các nhà cung ứng và khách hàng nước ngoài. Nó bao gồm các hoạt động như thông quan hải quan, xử lí chứng từ và đóng gói quốc tế, nhưng chức năng chính của logistics quốc tế vẫn là tập trung vào sự di chuyển vật lí của hàng hóa từ nhà cung ứng tới công ty và từ công ty tới khách hàng của nó. Thực tế là môi trường quốc tế đang khiến cho việc hoàn thành các hoạt động này trở nên phức tạp hơn nhiều.

Quản trị chuỗi cung ứng là khái niệm rộng hơn nhiều; nó không chỉ bao gồm chức năng logistics nội địa và logistics quốc tế, mà còn bao gồm việc quản trị mối quan hệ giữa nhà cung ứng và khách hàng (nội địa hoặc quốc tế) và ở mức độ nào đó là mối quan hệ của họ với nhà cung ứng và khách hàng của họ. Quản trị chuỗi cung ứng còn phải xử lí với toàn bộ chuỗi cung ứng, cố gắng đảm bảo trôi chảy dòng chảy hàng hóa từ nhà cung ứng đầu tiên tới khách hàng cuối cùng.

Hình 3.3: Logistics, Logistics Quốc tế và quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)