CHƯƠNG 8: CÁC CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
8.3. Chứng từ xuất khẩu
8.3.2. Quản lý xuất khẩu ở Mỹ
Các chính sách có liên quan tới việc quản lý hoạt động xuất khẩu của chính phủ Mỹ được đánh dấu bằng các mốc sau: Hiệp định kí kết giữa các quốc gia phía Tây từ chối việc tiếp cận với các công nghệ quân sự hiện có, hiệp định này hết hiệu lực năm 1994 (12); Đạo luật quản lý xuất khẩu (Export Administration Act )được đưa ra nhằm kiểm soát các loại hàng hóa xuất khẩu đi các quốc gia “thân Mỹ”, nhưng đạo luật này hết hiệu lực năm 1992; Bản sửa đổi đạo luật quản lý xuất khẩu về chống khủng bố Fenwick (Fenwick Anti-Terrorist Amendment of the Export Administration Act), tuyên bố không xuất khẩu hàng hóa cho các quốc gia giúp đỡ các trùm khủng bố quốc tế; Đạo luật chống nạn phân biệt chủng tộc toàn diện(Comprehensive Anti-Apartheid Act ) đưa ra những quy định đối với việc xuất khẩu hàng hóa tới các nước Nam Phi. Những văn kiện trên dẫn tới sự hình thành
Danh sách quản lý thương vụ (Commerce Control List) , chỉ ra những hàng hóa hay sản phẩm nào được phép và không được phép vận chuyển tới nước nào. Danh sách này thường xuyên được cập nhật và đưa ra trong Quy tắc quản lý xuất khẩu (Export Administration Regulations) (13).
Năm 1996, Quy tắc quản lý xuất khẩu được sửa đổi xong, phản ánh một thay đổi khá quan trọng của nó, từ chính sách “tất cả các hàng hóa chưa được phê chuẩn xuất khẩu rõ ràng cần phải có giấy phép xuất khẩu” thành chính sách “tất cả hàng hóa đều được phê chuẩn nếu chúng không bị cấm vận đặc biệt”. Cuối cùng, vào tháng 4 năm 2002, Cục quản lý xuất khẩu (Bureau of Export Administration) – tổ chức chịu trách nhiệm về quản lý các quy tắc quản lý xuất khẩu này, đã đổi tên thành Cục Công nghệ và An ninh (Bureau of Industry and Sercurity).
Bởi vậy, đối với một số hàng hóa, Chính phủ Mỹ muốn chắc chắn hàng hóa đặt mua, đặc biệt là hàng hóa đa dụng (có thể sử dụng cho cả mục đích thương mại lẫn quân sự), sẽ được sử dụng cho mục đích thương mại hợp pháp ( không sử dụng cho mục đích quân sự hay tội phạm) và không được sử dụng cho mục đích khác so với những gì đã khai báo (bán cho các công ty hay quốc gia không thân Mỹ). Ví dụ, để phục vụ cho việc lắp đặt các camera một cách nhanh chóng, các công nhân của Polarloid cần phải sử dụng các kính bảo hộ nhìn vào ban đêm. Tại Nhật bản, khi mà việc tiêu thụ mặt hàng này tăng ngày càng mạnh, công ty sản xuất mặt hàng này mong muốn mở rộng cơ sở sản xuất của mình tại Mexico và muốn vận chuyển thêm nhiều kính bảo hộ tới đây. Tuy nhiên dự định này ngay lập tức bị từ chối bởi Cục quản lý xuất khẩu (BXA), tiền nhiệm của Ngân hàng thanh toán Quốc tế (Bank of the International Settlements – BIS) hiện nay, do các công cụ này có thể phục vụ cho mục đích khác nữa.
Các chính sách kiểm soát hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Mỹ chủ yếu tập trung vào 3 nhân tố chính sau: sản phẩm được xem xét để xuất khẩu, các cá nhân/tổ chức nước ngoài mua hàng hóa hoặc trung gian (trong nước Mỹ hoặc nước ngoài ) có liên quan tới việc mua sản phẩm, và cuối cùng là, quốc gia nào là đích đến cuối cùng của sản phẩm đó.
Các sản phẩm được phép xuất khẩu
Để xác định sản phẩm nào nằm dưới quyền kiểm soát của Quy tắc quản lý xuất khẩu, Ngân hàng thanh toán Quốc tế (BIS) xuất bản Danh sách quản lý thương vụ (CCl) liệt kê tên tất cả các sản phẩm mà theo BIS sẽ đem lại lợi ích cho Mỹ. Mỗi một mặt hàng trong Danh sách quản lý thương vụ được cấp một mã riêng - Mã phân loại quản lý xuất khẩu (Export Control Classification Number - ECCN), để xác định hàng hóa nào cần phải có giấy phép xuất khẩu – mã này khác với mã HS (Harmonized System Number) được sử dụng trong Hải quan.
Những hàng hóa không thuộc trong Danh sách quản lý thương vụ (CCL) sẽ được Ngân hàng thanh toán quốc tế phân vào loại hàng “EAR99”. Tuy nhiên, đôi khí, một số sản phẩm loại này vẫn cần phải có giấy phép xuất khẩu, nếu như sản phẩm đó thuộc quyền quản lý của một tổ chức chính phủ nào khác chuyên quản lý hoạt động xuất khẩu. Ví dụ, Tổ chức Quản lý và cưỡng chế dược phẩm (The Drug Enforcement Administration) quản lý việc xuất khẩu các dược phẩm theo Bộ luật các chất bị hạn chế (Controlled Substances Act) và đối với một vài sản phẩm khác sẽ được yêu cầu phải có giấy chứng nhận xuất khẩu.
Theo Ngân hàng thanh toán Quốc tế, lý do cho các sản phẩm được phân loại trong Danh sách quản lý thương vụ như vậy là nhằm mục đích: an ninh quốc gia, chống khủng bố, quản lý tội phạm, quản lý vũ khí sinh học và hóa học, hạn chế vũ khí hạt nhân hủy diệt hàng loạt, ổn định vùng miền, mã hóa, cung ngắn hạn, lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc, hay “các mặt hàng cần phải lưu tâm”.
Tùy theo từng mục đích hay nguyên nhân được đưa ra trong danh sách CCL, mà một số quốc gia sẽ phải cung cấp giấy phép xuất khẩu đối với những hàng hóa được cấp Mã ECCN, trong khi một số quốc gia khác thì không cần. Ngân hàng thanh toán Quốc tế duy trì một chương trình ma trận cấp quốc gia về xác định giấy phép (Country License Determination Matrix) nhằm giúp các nhà xuất khẩu có thể xác định rõ được nghĩa vụ của mình.
Người mua sản phẩm
Trường hợp đối với những loại hàng cấp mã ECCN không yêu cầu giấy phép xuất khẩu, và các sản phẩm thuộc loại “EAR99”, người xuất khẩu được yêu cầu xác định xem liệu người nhập khẩu hay bên trung gian có liên quan tới việc mua bán hàng hóa có thuộc danh sách nào trong các danh sách sau đây hay không:
- Danh sách các đơn vị tổ chức (The Entity List): là danh sách chỉ ra các nhóm người, công ty, tổ chức, có liên quan tới vũ khí hủy diệt hàng loạt, buôn lậu ma túy hay khủng bố mà chính phủ mĩ muốn kiểm soát việc xuất khẩu. Việc buôn bán với các nhóm người, tổ chức trong danh sách này yêu cầu phải có giấy phép xuất khẩu. Danh sách này do Ngân hàng thanh toán Quốc tế giữ.
- Danh sách chưa được thẩm tra rõ ràng (The unverified List): Danh sách các cá nhân, công ty, tổ chức được cho là có liên quan tới các hoạt động, mà theo Ngân hàng thanh toán quốc tế là bất hợp pháp. Trước khi bán hàng cho một cá nhân nào trong danh sach này, người xuất khẩu sẽ được Ngân hàng thanh toán quốc tế triệu tập hỏi về một số vấn đề có thể xảy ra. Danh sách này do Ngân hàng thanh toán Quốc tế giữ. Ngoài ra, người xuất khẩu sẽ được yêu cầu ghi lại một vị giao dịch thuộc diện đáng nghi ngờ do nó có liên quan tới các nhân tố, mà theo Ngân hàng thanh toán Quốc tế là “ red flags – cờ đỏ - tượng trưng cho sự nguy hiểm”, ví dụ như: giao dịch hàng hóa được thanh toán bằng tiền mặt, trong khi đó, thông thường sản phẩm đó hay được mua bằng tín dụng, hay hàng hóa được mua không thuộc mặt hàng kinh doanh chính của nhà xuất khẩu.
- Danh sách các cá nhân bị phong tỏa và các quốc gia thuộc chỉ định đặc biệt ( The Specially Designated Nationals and Blocked Persons List): Danh sách này liệt kê các cá nhân đang ở nước ngoài mà những nhà xuất khẩu trong nước đặc biệt được khuyến cáo là không kinh doanh cùng. Những người này được cho là đại diện cho các quốc gia mà Mỹ không muốn xuất khẩu hàng hóa, hoặc họ đại diện cho cá công ty hay tổ chức có liên quan tới khủng bố hay buôn bán phi pháp.
- Danh sách các cá nhân bị từ chối (The Denied Persons List): danh sách này chỉ ra các cá nhân, công ty, hay tổ chức của Mỹ mà “đặc quyền xuất khẩu của họ bị thu hồi”. Một số trong các cá nhân/tổ chức này có trụ sở tại Mỹ. Danh sách này do Ngân hàng thanh toán Quốc tế giữ. Các nhà xuất khẩu đặc biệt bị cấm không được bán hàng cho những người trong danh sách này, và một công ty nào được một trong những các nhân/tổ chức trên liên hệ (cho dù chỉ mua hàng trong nước) phải thông báo lại ngay cho Ngân hàng thanh toán Quốc tế.
Quốc gia nhập khẩu
Danh sách quản lý thương vụ (CCL) chỉ rõ mặt hàng nào có thể được bán cho quốc gia nào. Năng lực xuất khẩu của các nhà xuất khẩu đối với các quốc gia “thân Mỹ” và không “thân Mỹ” khác nhau khá lớn.
Mặc dù, Mỹ quy định cấm vận bán một số mặt hàng cụ thể cho một số quốc gia cụ thể, nhưng trên thực tế, các nhà xuất khẩu không thể bán những mặt hàng bị cấm vận này, và không bao giờ xin được giấy phép cho việc bán những mặt hàng đó. Cuối cùng, Mỹ đưa ra cấm vận tuyệt đối với 7 quốc gia, bao gồm: Cuba, Iran, Myanmar, Bắc Triều tiên, Cộng hòa Côngô, Xuđăng, Syria; và không có bất kì một hàng hóa nào của Mỹ được xuất khẩu tới các quốc gia này. Mỹ đưa ra cấm vận hạn chế xuất khẩu đối với một vài nước như: Cộng hòa Cốt Đi-voa, Liberia, Cộng hòa Zimbabwe.
Trong những trường hợp cần phải có giấy phép xuất khẩu, chính phủ Mỹ yêu cầu người nhập khẩu phải xin được Giấy phép xuất khẩu hợp pháp riêng (Individual Validated Export License ), hoặc phê chuẩn đặc biệt cho việc vận chuyển sản phẩm cụ thể cho một quốc gia cụ thể, và phải in Destination Control Statement – Tuyên bố kiểm soát đích đến lên trên hóa đơn thương mại (commercial invoice ) và tờ khai hàng hóa xuất khẩu của người gửi hàng (Shipper’s Export Declaration - SED), với dòng chữ “This merchandise licensed by U.S for ultimate destination[country]. Diversion contrary to U.S law Prohibited – loại hàng này được Mỹ cho phép xuất tới đích cuối cùng[quốc gia]. Đi ngược lại
so với luật cấm vận của Mỹ”. Nhà xuất khẩu phải tuyệt đối trung thành với những điều kiện và điều khoản cụ thể trong Giấy phép xuất khẩu hợp pháp riêng.
Với các mặt hàng không có trong Danh sách quản lý xuất khẩu (CCL) không cần giấy phép xuất khẩu sẽ được phân vào loại “EAR99”, phải ghi rõ loại hàng trong Tờ khai hàng hóa xuất khẩu của người gửi hàng (SED).
- Giấy phép xuất khẩu hợp pháp riêng - Individual Validated Export License: là phê chuẩn đặc biệt, do chính phủ của quốc gia xuất khẩu ban hành, cho việc xuất khẩu một mặt hàng đặc biệt nào đó, hoặc cho một quốc gia hay cá nhân cụ thể nào đó.
- Tuyên bố kiểm soát đích đến – Destination Control Statement: là tuyên bố mang tính chất hình thức mà người nhập khẩu phải in nó lên trên tờ hóa đơn thương mại và tờ khai hàng hóa xuất khẩu của người gửi hàng nếu như hàng hóa đó cần phải có giấy phép xuất khẩu hợp pháp với dòng chữ : “This merchandise licensed by U.S for ultimate destination[country]. Diversion contrary to U.S law Prohibited”
Được coi như là đã xuất khẩu (Deemed Export)
Bộ công nghệ và an ninh của Mỹ (Bureau of Industry and Security) xác định việc xuất khẩu các mặt hàng có thể được sử dụng nhằm chống lại Mỹ cần phải được kiểm soát. Đồng thời, Ngân hàng thanh toán Quốc tế (BIS) cho rằng các sản phẩm được bán cho nước ngoài tại Mỹ cũng được coi là hàng xuất khẩu, bởi vậy mà chúng phải nằm dưới quyền kiểm soát của ngân hàng. Ví dụ như, các công ty phải giám sát một cách chặt chẽ về mặt công nghệ (các máy tính chứa đựng các cơ sở dữ liệu quan trọng hay giữ các trương trình quan trọng) với các nhân công nước ngoài của họ và xin giấy phép xuất khẩu để các nhân sự nước ngoài có quyền sử dụng các công nghệ này. Tất cả các nhân công nước ngoài phải tuân theo luật này, ngoài trừ những người là “cư dân lâu năm” của Mỹ.
Mức phạt (Fines)
Mức phạt do Ngân hàng thanh toán Quốc tế cưỡng chế đối với các trường hợp vi phạm, nhằm đảm bảo việc thực thi các quy định một cách tốt nhất, có thể
gây sửng sốt. Sau đây là một vài trường hợp bị phạt, mà theo cuốn sổ tay của Ngân hàng thanh toán Quốc tế khuyên rằng: Đừng để bạn bị dính vào các cuộc điều tra thực tế về việc thực hiện các quy tắc chống tẩy chay và kiểm soát xuất khẩu.
- Tập đoàn vi ba Hittite xuất khẩu các bộ khuếch đại vi ba mạch rắn to Nga, Trung Quốc, Latvia mà không có giấy phép xuất khẩu hợp pháp. Công ty này bị phạt 221.250 đô la.
- Công ty hàng không Aviasca bán các bộ phận của máy bay cho Mexico mà không xin giấy phép. Công ty này bị phạt 450.000 đô la.
- Công ty kinh doanh các trang thiết bị hệ mét (The Metric Equipment Sales company) bị phạt 200.000 đô la vì đã bán các máy điện sóng cho Israel mà không có giấy phép xuất khẩu hợp pháp.
- Chủ tịch của Sirchie Fingerprint Laboratories đã tổ chức phi pháp bán các trang thiết bị khống chế tội phạm to Trung quốc thông qua các tổ chức trung gian của Ý và Hồng Kông. Công ty này bị phạt 850.000 đôla.
- Công ty mang tên The Bass Pro Company xuất khẩu ống ngắm súng cho một vài nước mà không có giấy phép. Công ty này bị phạt 510.000 đôla.