CHƯƠNG 10: CƠ SỞ HẠ TẦNG VẬN TẢI
11.4. Nỗ lực của các tổ chức
Mặc dù, chính phủ các nước đã hệ thống tất cả các vấn đề an ninh chuỗi cung ứng có liên quan tới khủng bố, nhưng hầu hết các tổ chức chỉ hiểu an ninh ở trong phạm vi khá hẹp, tức là chỉ bao gồm có các rủi ro có liên quan tới mất cắp và một vài hành vi phạm tội khác, như quấy rối, phá hoại và hàng giả. Các tổ chức tuân thủ theo các yêu cầu về giảm nạn khủng bố bằng việc tham gia vào các chương trình chính phủ và các cố gắng an ninh trong môi trường logistics quốc tế, nhưng
chỉ nhìn ra lợi ích của việc tham gia các chính sách an ninh này là để giảm thiểu được mất mát đối với hàng hóa.
Tuy nhiên, chương trình chính phủ được xây dựng nhằm chống lại khủng bố ngày càng nhiều, nên đã khuyến khích các tổ chức đoàn thể áp dụng chương trình Quản lý an ninh chung – Total Security Management (TSM). Chương trình này dựa trên khái niệm về Quản lý chất lượng toàn diện – Total Quality Management do W. Edwards Deming đưa ra vào những năm 1970, nhằm khuyến khích toàn bộ nhân viên ở mọi cấp bậc nhận thức được tầm quan trọng của an ninh trong nội bộ doanh nghiệp và đề xuất những biện pháp cải thiện các quy trình thủ tục. Bằng việc chú trọng quan tâm tới các vấn đề an ninh ở mọi khía cạnh trong doanh nghiệp, bởi vậy mà vấn đề an ninh ngày càng được nâng cao và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa doanh nghiệp. Mặc dù việc thực hiện các chương trình an ninh này tốn khá nhiều chi phí, nhưng thay vào đó những khoản chi phí này sẽ được bù đắp lại bằng sự giảm xuống một cách đáng kể hiện tượng mất cắp và hư hỏng hàng hóa.
Để có thể hiểu rõ hơn về các biện pháp an ninh, các hãng phải tiến hành hoạt động an ninh ở bốn khu vực trong chuỗi cung ứng của mình: (1) Các tài sản cố định như kho chứa hàng, trang thiết bị máy móc, các trung tâm phân phối hàng hóa, (2) Lô hàng nhập và xuất trong quá trình vận tải, (3) Thông tin để quản lý hoạt động, và (4) Nhân công đáng tin cậy.
Để có thể bảo vệ các tài sản cố định, các doanh nghiệp phải lắp đặt các hàng rào nhằm phòng chống đột nhập bất hợp pháp. Các hàng rào này được xây dựng dọc theo chu vi của nhà máy, các cửa được lắp đặt ổ khóa, tất cả các vị trí có thể thâm nhập vào trong tòa nhà đều được an ninh cẩn thận, lắp thêm một số đèn được chiếu sáng bên ngoài, trang bị thêm máy phát điện dự phòng phòng trừ trường hợp làm gián đoạn hệ thống liên lạc và hệ thống đèn chiếu sáng, và lắp đặt cả hệ thống báo động và truyền thanh có dây. Các công ty xây dựng các cổng ra vào nhà máy của mình, cùng với các bảo vệ đảm bảo rằng không có trường hơp nào đột nhập bất hợp pháp. Các công ty lắp đặt các camera an ninh để kiểm soát tất cả các hoạt
động trong cơ sở kinh doanh và các băng video được quản lý bởi chuyên viên an ninh được đào tạo bài bản. Cuối cùng là họ quy định các thủ tục an ninh cần phải thực thi trong trường hợp khẩn cấp và đào tạo cho các nhân công trong công ty, để các nhân công này biết được trách nhiệm của họ là gì trong trường hợp có sự vi phạm an ninh xảy ra. Những biện pháp nêu trên phản ánh những yêu cầu trong Bộ luật ISPS Code đối với các bến cảng.
Để bảo vệ các lô hàng của mình trong quá trình vận chuyển, các công ty tiến hành thực một số những biện pháp khác, như: đảm bảo chắc chắn tất cả các container đã được kẹp chì trước khi rời khỏi bến, và những kẹp chì này phải là loại có khả năng ngăn chặn nguy cơ trộm cắp hàng trong container tốt (xem hình 11.3), và số hiệu của kẹp chì phải được quản lý một cách cẩn thận. Đảm bảo rằng thông tin mô tả hàng hóa được giải phóng càng có ít người biết càng tốt. Công ty cũng cần phải chỉ thị cho người lái xe việc liên tục phải quan sát các khu vực xung quanh và đảm bảo rằng họ không dừng lại ở một điểm nghỉ nào đó ngay sau khi dời khỏi nhà máy, vì hầu hết các vụ trộm đều xảy ra trong một vài kilômét đầu sau khi hàng hóa dời khỏi điểm xuất phát. Rất nhiều công ty của Mỹ đã tiến hành lắp đặt hệ thống “hàng rào địa từ - Geo-fencing” - cảnh báo các cơ quan an ninh khi hàng hóa xuất phát theo một hành trình đã được định sẵn từ trước. Hệ thống này được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống định vị toàn cầu (GPS – Global Positioning System) và cho phép chỉ những thay đổi nhẹ trong hành trình (như đổi hành trình do gặp các vụ tai nạn hay công trình đang thi công) nhưng sẽ gửi cảnh báo nếu như hàng hóa đi lệch hướng so với đường cao tốc mà đáng nhẽ ra định đi quá 40 km. Lái xe sau khi được cảnh báo phải ngay lập tức liên lạc và thông báo thông tin, và các cơ quan cảnh sát địa phương sẽ được cử đi nếu có vấn đề xảy ra.
Cuối cùng là phải xây dựng các kế hoạch dự kiến các trường hợp khẩn cấp và phổ biến chúng cho các nhân công của công ty.
Điều khá quan trọng nữa đó là các công ty phải bảo vệ một cách cẩn thận các thông tin có liên quan tới doanh nghiệp mình. Phải có một hệ thống quy trình tốt, đảm bảo các thông tin chỉ tới được những người cần phải biết hàng được vận
chuyển là hàng gì và những hàng hóa nào đang tồn kho, quản lý tốt được việc phân phối thông tin trong nội bộ doanh nghiệp.
Hình 11.3: Hai loại kẹp chì container,
(Loại bên phải có khả năng chịu được búa đầu tròn)
Cuối cùng, các biện pháp an ninh tốt là biện pháp phải được thực thi bởi nguồn nhân lực tốt của công ty. Ví dụ, nếu nhân công có ý định phá hoại hệ thống an ninh ở trong doanh nghiệp thì rất dễ dàng làm được điều đó. Vì vậy, cần thiết phải xác minh một cách rõ ràng hoàn cảnh, quản lý các hành động của họ, đào tạo họ nhận thức được các hành vi phá hoại an ninh và hệ thống thông báo về các hành động phá hoại an ninh mà không cho biết rõ tên tuổi của người thông báo.