Tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 129 - 132)

CHƯƠNG 7: THANH TOÁN TRONG GIAO DỊCH QUỐC TẾ (QUẢN LÝ RỦI RO

7.1. Tỷ giá hối đoái và biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong giao dịch

7.1.1. Tỷ giá hối đoái

7.1.1.1. Các khái niệm về tỷ giá

- Tỷ giá là tỉ lệ quy đổi giữa tiền tệ nước này với tiền tệ nước khác.

- Tỷ giá hối đoái biểu thị sức mua của một đơn vị tiền tệ nước này với đồng tiền của nước khác tại thời điểm xác định.

- Giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng những đơn vị tiền tệ của nước khác vào một thời gian và địa điểm cụ thể gọi là tỷ giá hối đoái.

7.1.1.2. Các phương pháp biểu thị tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái được biểu thị bằng 2 phương pháp:

a. Phương pháp trực tiếp: Một đơn vị ngoại tệ được biểu thị bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ trong nước.

Ví dụ:

- Việt Nam một USD = 13.000 VND - New-York, một Bảng Anh = 1,74 USD...

Hầu hết các nước dùng phương pháp này

b. Phương pháp gián tiếp: Một đơn vị tiền tệ trong nước bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ nước ngoài.

Ví dụ:

- Tại Anh, một Bảng Anh = 1,8 USD , một Bảng Anh = 9,36 Fr.F

Phương pháp biểu thị tỷ giá khác nhau làm cho ý nghĩa của chúng khác nhau.

Ví dụ:

- Mỹ ghi 1 bảng Anh = 1,74 - 1,8 USD, 1,74 là tỷ giá mua (BID RATE) 1,8 là tỷ giá bán (ASK RATE).

- Anh: 1 bảng Anh = 1,74 - 1,8 USD. 1,8 USD là tỷ giá mua; 1,74 là tỷ giá bán.

7.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái

. Mức chênh lệch lạm phát của hai nước có ảnh hưởng tới sự biến động của tỷ giá.

Ví dụ, hàng A ở Mỹ có giá bán là một USD và ở Pháp có giá là 10 FrF, nghĩa là ngang giá sức mua đối nội của hai đồng tiền này là 1USD = 10 FRF. Giả sử mức đọ lạm phát của Mỹ tăng lên 5%, ở Pháp là 10% và như vậy giá hàng A ở Mỹ sẽ tăng lên là 1.05 USD còn ở Pháp giá hàng tăng lên là 11 FRF. Ngang giá sức mua đối nội của chúng, trong trường hợp này ngang giá sức mua đối nội của chúng sẽ là 1USD = 11/1.05 FRF = 10.476 FRF.

Tỷ giá trước lạm phát 1USD = 10 FRF Tỷ giá sau lạm phát một USD = 10.476 FRF.

Mức chênh lệch lạm phát là 4.76% trong khi đó mức chênh lệch lạm phát là 5%, ta coi hai mức chênh lệch lạm phát này là tương đương. Qua ví dụ trên chúng ta thấy nước nào có tỷ lệ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó có sức mua thấp hơn. như vậy, nếu biết được mức độ lạm phát của hai nước chúng ta có thể dự đoán được tỷ giá của hai đồng tiền trong năm tới.

Ví dụ:

Tỷ giá của USD/VND bình quân trong năm 2007 là 16.980,0. Mức độ lạm phát ở Mỹ bình quân là 5%-năm. Ở Việt nam là 22%-năm. Dự đoán tỷ giá USD/VND năm 2008 sẽ là USD/VND = 16.980,0 + 16.980,0 x (0,22 - 0,05) = 19.866,6.

a. Cung cầu ngoại hối trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới sự biến động của tỷ giá hối đoái. Các nhân tố này gồm:

- Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của các cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân dư thừa dẫn tới khả năng cung về ngoại tệ vượt cầu, và ngược lại cầu về ngoại tệ có thể vượt cung.

- Thu nhập thực tế của quốc gia tăng lên sẽ làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ tăng lên điều này sẽ làm cho nhu cầu về ngoại hối cũng tăng.

b. Mức chênh lệch lãi xuất giữa các nước.

c. Nước nào có lãi xuất ngắn hạn cao hơn nước khác hoặc cao hơn LIBID thì vốn sẽ chạy vào để tìm lãi xuất cao làm cho mặt cung về ngoại hối tăng, điều này sẽ làm cho tỷ giá có khuynh hhướng giảm xuống và ngược lại.

Ngoài ra còn có các nhân tố khác như: chính trị-xã hội, thời vụ, tâm lý...

7.1.1.4. Các loại tỷ giá

Tỷ giá điện hối (Telegram Rate)

Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện, nó là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.

Tỷ giá thư hối (Mail Rate)

Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng th nó thấp hơn tỷ giá chuyển tiền bằng điện.

Tỷ giá séc và hối phiếu trả tiền ngay:

Được xác định trên cơ sở tỷ giá điện hối rồi trừ đi lãi xuất phát sinh với thời gian ghi trên Cheque và Draft và thời gian chuyển chúng.

Ví dụ:

Tỷ giá điện hối từ London đi Newyork một bảng Anh = 2,8 USD. Thời gian ghi trên hối phiếu là 90 ngày, lãi xuất hàng năm tại Anh là 4%. Với số tiền 1.000 bảng Anh. Tính tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay:

Tỷ giá mở cửa: Opening Rate

Tỷ giá đóng cửa/hay tỷ giá kí kết hợp đồng (Closing Rate ):

Là tỷ giá ký kết cuối cùng trong ngày đó.

Tỷ giá danh nghĩa: Nominal Rate

Tỷ giá thực tế: Actual Rate Tỷ giá cố định: Fixed rate Tỷ giá linh hoạt: Flexible rate Tỷ giá thả nổi: Floating rate

Tất cả các loại tỷ giá trên được gọi là tỷ giá chính thức được nhà nước quy định.

Ngoài tỷ giá chính thức còn các tỷ giá nữa đó là tỷ giá chợ đen do quan hệ cung cầu quyết định.

Trên thực tế các nước còn áp dụng chế độ nhiều tỷ giá. Đó là chính sách kinh tế ngoại thương của mỗi nước. Song nói chung chế độ nhiều tỷ giá đều có những điều kiện chung sau đây:

- Áp dụng tỷ giá hối đoái cao đối với một số hàng xuất khẩu cần phá giá hàng hóa. Tỷ giá thấp với những mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu.

- Áp dụng tỷ giá cao nhất ưu tiên nhất đối với khách du lịch, tư nhân gửi tiền về nước.

- Trong những trường hợp cần thiết nâng cao tỷ giá hối đoái với các đồng tiền khác nhằm xuất hàng hóa vào khu vực đó.

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)