Lợi ích bảo hiểm

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 218 - 221)

CHƯƠNG 9: BẢO HIỂM QUỐC TẾ

9.5. Lợi ích bảo hiểm

Các bên có liên quan tới việc vận tải hàng hóa quốc tế đều mong muốn hàng hóa được vận chuyển một cách an toàn tới đích. Rõ ràng, người đầu tiên mong muốn điều này chính là chủ hàng hóa – có thể là người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tùy thuộc vào các nhân tố, mà chính vấn là các điều kiện thanh toán trong giao dịch (chương 7). Tuy nhiên, cũng có trường hợp, mà bên không phải chủ của lô hàng cũng muốn lô hàng tới đích được an toàn. Các điều khoản thương mại, hay là Incoterms đưa ra trường hợp, người xuất khẩu phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trước khi chúng được chuyển nhượng cho người nhập khẩu. Tuy nhiên, mặc dù người nhập khẩu không phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong quá trình chuyển tải, nhưng họ vẫn muốn chắc chắn rằng lô hàng sẽ được đưa tới đích an toàn.

Từ các trường hợp trên, ta đưa ra khái niệm về lợi ích bảo hiểm như sau:

Hợp đồng bảo hiểm chỉ có ràng buộc về mặt pháp lý khi người được bảo hiểm có lợi ích từ các đối tượng được bảo hiểm và những lợi ích này có thể bảo hiểm được. Trong hầu hết các trường hợp, lợi ích bảo hiểm chỉ tồn tại khi người được bảo hiểm phải chịu tổn thất về tài chính có liên quan tới việc hư hỏng của đối tượng được bảo hiểm. Người có lợi ích bảo hiểm là người phải chịu toàn bộ chi phí về tài chính hay các chi phí khác nếu như có sự mất mát hay tổn thất nào xảy ra với đối tượng được bảo hiểm.

Sử dụng Incoterms giúp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu xác định được trách nhiệm tương ứng của mình từ lúc bắt đầu tới lúc kết thúc giao dịch. Bởi vậy, theo đó thì, lợi ích bảo hiểm của người xuất khẩu sẽ kết thúc khi hàng hóa được trao cho người nhập khẩu, và tại thời điểm hàng hóa được trao, người nhập khẩu sẽ là bên được hưởng lợi ích bảo hiểm. Tuy nhiên, thật không may là, nếu như điều này là đúng, thì nó cũng không hề đơn giản.

Vấn đề này là do một số nhân tố sau :

- Rủi ro về ngoại hối: Giả sử một nhà xuất khẩu ở nước đang phát triển, bán hàng cho một nhà nhập khẩu ở nước phát triển theo điều khoản CIF. Trách nhiệm về hàng hóa được chuyển nhượng khi hàng hóa được đưa qua lan can tàu (incoterms 2000) hoặc hàng hóa đã được đưa lên tàu (incoterms 2010), nhưng người nhập khẩu chỉ chịu trách nhiệm cung cấp bảo hiểm ở mức tối thiểu (tức là phạm vi bảo hiểm ở mức C - xem phần 8.4). Giả sử, người nhập khẩu đồng ý với mức bảo hiểm tối thiểu này, thì vấn đè là nếu như có tổn thất nhà xuất khẩu sẽ phải lập chứng từ để đòi bồi thường từ người bảo hiểm đang ở quốc gia đang phát triển hoặc kiện người bảo hiểm không do chính nhà nhập khẩu lựa chọn. Việc đòi bồi thường có thể kéo dài vài tháng, điều này có thể khiến cho nhà nhập khẩu có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro ngoại hối mất giá.

Tại thời điểm này, người bảo hiểm có lợi ích bảo hiểm, và họ có thể mua bảo hiểm ở quốc gia của mình để tối thiểu đươc rủi ro về ngoại hối.

- Tính tin cậy: Người xuất khẩu có thể bán hàng cho người nhập khẩu ở một quốc gia khác theo điều khoản FCA (giao cho người vận tải), chỉ thị người xuất khẩu phải mua bảo hiểm ở quốc gia nhập khẩu. Nhà xuất khẩu thường vận chuyển hàng hóa mà không mua bảo hiểm, do với điều khoản này, trách nhiệm đối với hàng hóa được chuyển cho người nhập khẩu ngay sau khi hàng hóa đang được giao cho người chuyên chở. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu như hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, người nhập khẩu thường từ chối thanh toán cho dù tai nạn xảy ra thuộc trách nhiệm của họ. Bởi vậy, nhà xuất khẩu cần có lợi ích bảo hiểm để hoàn tất chuyến đi.

Lưu ý: rủi ro này vẫn có thể tránh được nếu như người xuất khẩu bán hàng dựa trên cơ sở tín dụng thư, vì các chứng từ cho lô hàng – bao gồm vận đơn liên phương thức - sẽ hợp lệ, và ngân hàng phát hành sẽ phải thanh toán tổn thất (xem chương 7, phần 6.1).

- Phạm vi bảo hiểm không đủ: Giả sử có một nhà xuất khẩu đồng ý bán hàng cho một nhà nhập khẩu theo điều khoản CIF. Nhà nhập khẩu yêu cầu sửa thuật ngữ CIF thành “CIF maximum cover” (tức là bảo hiểm ở mức A), nhưng lô hàng được thanh toán theo hình thức ghi sổ, bởi vậy mà nó không có kiểu bảo hiểm này. Hàng hóa bị hư hỏng nhẹ trong quá trình vận chuyển do bị đọng nước, và nhà nhập khẩu nhận thấy rủi ro này có trong điều khoản bảo hiểm của người xuất khẩu. Tuy nhiên, việc đòi bồi thường bị thất bại vì nhà xuất khẩu không kí kết bảo hiểm loại A , mà chỉ kí bảo hiểm loại B và C cho hàng hóa, và 2 mức bảo hiểm này không bảo hiểm cho trường hợp trên. Rõ ràng, trường hợp này, nhà nhập khẩu có lợi ích bảo hiểm và có thể mua bảo hiểm cho hàng hóa tại quốc gia của mình để tránh được mất mát như trên.

Từ các ví dụ nêu trên, có thể thấy, trong khi chủ hàng có lợi ích bảo hiểm một cách rõ ràng đối với hàng hóa trong quá trình bảo hiểm, thì những người không phải chủ lô hàng như người mua hàng hóa ở ví dụ thử 1 và thứ 3 lại có lợi ích bảo hiểm không chính thức.

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 218 - 221)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)