Các loại tàu chính được sử dụng trong vận tải quốc tế

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 252 - 272)

CHƯƠNG 10: CƠ SỞ HẠ TẦNG VẬN TẢI

10.1. Vận tải đường biển quốc tế

10.1.2. Các loại tàu chính được sử dụng trong vận tải quốc tế

Tàu theo tiêu chuẩn Panamax và New Panamax

Đây là những tàu được thiết kế để có thể đi qua kênh đào Panama. Yêu cầu những tàu này phải có kích thước sao cho có thể đi qua kênh một cách dễ dàng.

Kích thước của tàu tiêu chuẩn Panamax này còn phụ thuộc vào khoang nhỏ nhất của kênh (smallest lock). Do đó, các tàu phải có kích thước theo tiêu chuẩn Panamax thì mới có thể qua kênh này.

Hình 1: Tàu đang qua kênh đào Panama

Khi kênh đào Panama được mở rộng thì các khoang của kênh cũng được mở rộng theo, từ đó đưa ra cách phân loại mới cho tàu khi đi qua kênh này, gọi là tàu tiêu chuẩn New Panamax. Sự ra đời của kênh đào New Panamax sẽ đòi hỏi phải có một loại tàu với kích thước phù hợp hơn với khoang mới của kênh. Kênh này

có thể cho những tàu có trọng tải 12000 TEUs (TEUs: Twenty-foot Equivalent Units) và có chiều dài lên tới 427 mét đi qua kênh.

Hình 2: các khoang của kênh Panama Tàu theo tiêu chuẩn Seawaymax

The Saint Lawrence Seaway là tên gọi của một tuyến đường biển quan trọng, là cầu nối của hai quốc gia Hoa Kì và Canada. Các tàu theo tiêu chuẩn này sẽ đi qua vùng này dể dàng. Đây là loại tàu có kích thước chiều dài khoảng 226 mét, chiều rộng khoảng 24 mét và mớn nước của chúng khoảng 8 mét.

Hình 3: tàu theo tiêu chuẩn Seawaymax

Tàu theo tiêu chuẩn Chinamax

Những tàu theo tiêu chuẩn Chinamax này là một trong những tàu vận chuyển hàng rời lớn nhất thế giới và nó được gọi là VLOC (VLOC: Very Large Ore Carriers). Những tàu theo tiêu chuẩn Chinamax chỉ quan tâm tới chiều dài của chúng.

Những loại tàu theo tiêu chuẩn này được đóng để phục vụ các tuyến từ cảng Trung Quốc tới Brazil (Nam Mỹ). Hiện tại các cầu cảng của cả hai vùng này đã được phát triển về cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt động của các tàu theo tiêu chuẩn này. Ngoài ra, Chinamax cũng có thể áp dụng cho các tàu theo tiêu chuẩn Valemax, tàu theo tiêu chuẩn Chinamax có trọng tải lên đến 400,000 tấn và chiều dài tính toán lên tới 360 mét, chiều rộng khoảng 65 mét, mớn nước khoảng 25 mét.

Hình 4: Tàu theo tiêu chuẩn Chinamax

Hình 5: So sánh kích cở tàu theo tiêu chuẩn Chinamax và Panamax Tàu tiêu chuẩn Aframax

Hình 6: tàu theo tiêu chuẩn Afrimax

Tiêu chuẩn Aframax này thường áp dụng cho các tàu dầu có kích cỡ trung bình khoảng 120,000 DWT. Phần lớn các tàu chở dầu theo tiêu chuẩn này có thể chở được trên 70,000 thùng dầu thô. Những tàu theo tiêu chuẩn Aframax này sẽ hoạt động trong những vùng cảng có sự giới hạn về cơ sở vật chất và những cảng không đủ lớn để phục vụ cho các tàu chở dầu khổng lồ. Chiều rộng tàu lớn nhất là 32.3 mét (hay 106 feet).

Tàu theo tiêu chuẩn Handymax

Tàu theo tiêu chuẩn Handymax là những tàu chở hàng rời có kích cở nhỏ với trọng tải lên đến 60,000 tấn. Đây là loại hình thông dụng nhất áp dụng cho các đội tàu hoạt động trên toàn cầu. Những tàu theo tiêu chuẩn này có chều dài điển hình từ 150-200 mét.

Hình 7: tàu theo tiêu chuẩn Handymax Tàu theo tiêu chuẩn Capesize

Thuật ngữ Capesize dùng để nói về những tàu không thể đi qua các kênh Panama, Suez. Chúng chỉ hoạt động trong các vùng như Mũi Hảo Vọng ( Capes of Good Hope), Cape Horn. Tên của nó được bắt nguồn từ hành trình đầu tiên của tàu băng qua các mũi này (Capes of Good Hope, Cape Horn) để hoàn thành chuyến đi theo

lộ trình. Các tàu tiêu chuẩn Capesize này có trọng tải 150,000 DWT và phần lớn các tàu chở hàng rời. Tàu theo tiêu chuẩn này thường là các tàu có kích thước từ trung bình đến các tàu có kích thước lớn, bao gồm các tàu VLBC (Very Large Bulk Carriers), VLOC (Very Large Ore Carriers) với trọng tải lớn hơn 200,000 DWT. Hiện nay, các tàu có kích cở khác nhau nhưng có trọng tải tối đa là 400,000 tấn thì sẽ được phân loại vào nhóm các tàu theo tiêu chuẩn Capesize này.

Hình 8: tàu theo tiêu chuẩn Capesize

Hình 9: Mũi Hảo Vọng trên bản đồ

Hình 10 : Mũi Horn trên bản đồ Tàu theo tiêu chuẩn Suezmax

Thuật ngữ Suezmax được sử dụng để miêu tả các tàu có kích cở lớn nhất đi qua kênh đào Suez. Những tàu theo tiêu chuẩn này sẽ có trọng tải từ 120,000 – 200,000 DWT, mớn nước lớn nhất là 20.1 mét với chiều rộng tàu lớn hơn 50.0 mét (164.0 ft) hoặc với mớn 12.2 mét với chiều rộng lớn nhất dự kiến là 77.5 mét. Tàu theo tiêu chuẩn Suezmax có chiều dài quy định khoảng 275 mét đi qua kênh đào Suez.

Hình 11: tàu theo tiêu chuẩn Suezmax

Tàu theo tiêu chuẩn Q-Max

Các tàu theo tiêu chuẩn Quatar Max hoặc Q-Max thường là các tàu LNG(Liquefied Natural Gas) có kích cở lớn. Các tàu theo tiêu chuẩn Q-Max này được đóng với kích cỡ đặc biệt để có thể phù hợp với vùng nước vào các kho chứa khí hóa lỏng ở Ras Laffhan thuộc các quốc gia Trung Đông. Dung tích của các tàu theo tiêu chuẩn này lên đến 266.000 m3.

Hình 12: Tàu theo tiêu chuẩn Q-max

Hinh 13: Cầu cảng nhân nhiên liệu Ras Laffan Các tàu theo tiêu chuẩn Malaccamax

Các tàu theo tiêu chuẩn Malaccamax thường là các tàu có kích thước lớn mà có thể đi qua eo biển Malacca. Các tàu này thường là VLCCs (Very Large Crude Carriers). Các tàu theo phân loại này có chiều dài tính toán khoảng 400 mét với DWT lên đến 165,000 DWT, dùng để chở hàng rời hay chở dầu. Tiêu chuẩn Malaccamax còn áp dụng cho loại tàu mới là Maersk’s Triple E Class Container vessels.

.

Hình 14: Eo biển Malacca trên bản đồ

Hình 15: Tàu container theo tiêu chuẩn Malaccamax Tàu theo tiêu chuẩn VLCCs (Very Large Crude Carriers)

Các tàu chở dầu lớn nhất với tải trọng 320,000 tấn sẽ được phân vào loại VLCCs. Khu vực hoạt động chính là vùng Địa Trung Hải, vùng biển phía tây Châu Phi (Tây Phi) và vùng biển Bắc Đại Tây dương.

Hình 16: Tàu theo tiêu chuẩn VLCCs

Tàu theo tiêu chuẩn ULCCs (Ultra Large Crude Carriers)

Các tàu chở dầu với trọng tải từ 320,000 – 550,000 tấn sẽ được phân vào loại các tàu tiêu chuẩn ULCCs. Đây là các tàu chở dầu lớn nhất với vùng hoạt động mở rộng tới Châu Âu, Bắc Mỹ và một số bến cảng, cầu cảng ở các quốc gia Châu Á.

Hình 17: tàu theo tiêu chuẩn ULCCs

10.1.2.2. Theo loại hàng vận tải Tàu container (Containerships)

Tàu containers còn được gọi là “Tàu hộp - Boxes Ships” tàu chỉ sử dụng cho mục đích chở container theo chuyến đã được định sẵn.

Sự tăng trưởng của hàng hóa đã thúc đẩy sự tăng trưởng của đoàn tàu vận tải biển về số lượng cũng như kích thước của từng con tàu. Sức chở của con tàu càng ngày càng lớn. Tàu container sức chở đến 15.000 TEU đã đưa vào khai thác. Tàu container sức chở 18.200 TEU đang được xúc tiến đóng mới. Sắp tới sẽ có tàu container sức chở 22.000 TEU.

Để có được những con tàu đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật cũng như kinh tế, kích thước các con tàu đã có không ít thay đổi. Điều đáng nhắc đến đầu tiên là mớn đầy tải của tàu container được đặt đóng trong những năm đầu thế kỷ 21 hầu

như đều được giảm khoảng 10% so với mớn tiêu chuẩn của tàu có cùng sức chở trước đây. Kết quả này đã làm giảm áp lực về cải tạo, tăng độ sâu đối với nhiều cảng container hiện hữu trên Thế giới.

Các tàu container truyền thống thường chứa container “dưới boong” và”trên boong”. Đầu tiên, các container sẽ được chất xuống các hầm của con tàu, sau đó người ta sẽ đậy các nắp hầm lại, số container còn lại sẽ được đặt phía bên trên của hầm. Các container dưới hầm được đặt vào trong các “cell guides” - các cấu trúc dọc được lắp đặt dưới hầm tàu, giúp cố định các container tránh bị lăn trong quá trình vận chuyển trên biển. Còn các container được xếp trên boong sẽ được xếp chồng lên nhau và chốt lại với nhau bằng các thanh kim loại và các bộ nối vặn khóa (xem hình 10.1). Từ những năm 1990, một vài hãng tàu đã tăng tốc quá trình xếp hàng lên tàu container bằng việc trang bị cả ”cell guides” trên mặt boong, và bỏ các nắp hầm tàu đi (hình 10.2). Bởi vậy có thể nói khái niệm về “boong” trên các tàu container hiện đại này (sẽ) không còn nữa.

Hình 10.1: Các container được buộc trên boong của tàu container

Hình 11-3: Các container trên các container không có chốt

Tốc độ của các con tàu cũng được cải thiện. Điển hình như, tàu của công ty vận tải mang tên Fastship có khả năng đi qua Đại Tây Dương (từ cảng Philadenphi, USA tới Cherbourg, Pháp) chỉ trong 3,5 ngày so với 7 ngày trước đây khi cùng vận chuyển lượng container như nhau - 1.500 cont. Và lúc này vấn đề về chi phí sẽ quyết định hiệu quả của các chuyến đi.

Tàu Ro-Ro (Roll on - Roll off)

Tàu RO-RO là tàu chuyên chở các loại hàng hóa có thể tự đẩy được, ví dụ như ôtô hay xe tải, hoặc là hàng hóa có thể tự chuyển động trong tàu, như xe toa xe đường sắt hay thiết bị đào bởi (hình 10.3).

Những tàu này thường có một phần vỏ tàu được thiết kế có thể mở ra được giống như một cái thang nghiêng, giúp cho hàng hóa là phương tiện vận tải có thể lái được lên tàu và đỗ lại trên boong tàu. Phần mở của vỏ tàu có thể được bố trí ở bên mạn tàu hoặc ở đuôi tàu.

Hình 10.3: Tàu Roll on/ Roll off

Tàu RO-RO có ưu điểm là không cần lắp đặt các trang thiết bị kéo đẩy trên tàu, vì các hàng hóa tự mình có thể lên/xuống tàu thông qua các động cơ được lắp đặt trên hàng hóa. Tàu cũng không cần thuê nhân công dỡ hàng đắt tiền để lái các phương tiện vận tải lên tàu, thay vào đó, sẽ sử dụng các nhân công trên bờ có chi phí rẻ hơn để xếp và dỡ hàng.

Khái niệm RO-RO còn mở rộng sang một biến thể mới, được thiết kế để vận chuyển thú nuôi. Tàu loại này còn được gọi với tiếng lóng là TROT-ON/TROT- OFF.

Tàu chở hàng lẻ hay tàu chở hàng bách hóa (Break-Bulk or General-Merchandise Ships)

Tàu chở hàng lẻ (hay tàu buôn chở hàng bách hóa) là tàu có cấu tàu ít đồng nhất nhất. Tùy theo yêu cầu của từng giao dịch mà kết cấu tàu được thiết kế khác nhau. Nói chung, loại tàu này là được xem như tàu đa dụng, có thể vận chuyển những lô hàng có kích cỡ không bình thường, hàng được đơn vị hóa trên các

pallet, hay đóng gói, đóng thùng (xem hình 10.4). Vì ngày càng có nhiều hàng hóa được chở bằng container và ngày càng nhiều tàu RO-RO, do vậy thị phần tàu chở hàng lẻ có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên nó vẫn là loại tàu thông dụng nhất hiện nay.

Vấn đề chính của tàu loại này đó là nó yêu cầu lượng lao động để xếp dỡ hàng hóa khá lớn; Mỗi một đơn vị hàng hóa phải được xếp dỡ riêng, cần có công nhân xếp dỡ trên tàu, và công nhân ở dưới cầu tàu, và người điều khiển cần trục.

Vì hàng hóa có kích thước khác nhau, mỗi một kiện lại yêu cầu các trang thiết bị khác nhau (móc, dây cáp ngắn hoặc dài hơn…) và trong một số trường hợp còn yêu cầu phải đưa ra biện pháp giải quyết rủi ro có thể xảy ra trước khi hàng hóa được xếp dỡ; rồi việc đảm bảo an ninh đối với hàng hóa trên tàu cũng yêu cầu khá nhiều lao động, việc này dẫn tới hậu quả là, các con tàu này thường phải đậu tại bến cảng khá lâu, đặc biệt đối với hàng hóa không thể làm hàng dưới mưa, và kế hoạch chuyến đi của họ có thể thay đổi thất thường.

Từ khi các tàu buôn chở hàng bách hóa được trang bị các cần trục trên tàu, việc làm hàng không phải phụ thuộc vào các trang thiết bị ở cảng nữa, và bởi vậy chúng có thể ghé qua bất kì một cảng nào để xếp hàng mà không cần phải lo ngại các trang thiết bị xếp dỡ tại các cảng đó là gì giống như các tàu container. Trong tương lai, số lượng các tàu loại này có xu hướng giảm xuống khá nhiều. Và chỉ có những hàng hóa nào không thể đóng được vào container mới được vận chuyển bằng loại tàu này.

Hình 10.4: Tàu lẻ

Tàu kết hợp(Combined Ships)

Tàu kết hợp là tàu được thiết kế sử dụng đa mục đích, tức là vận chuyển nhiều lại hàng hóa khác nhau trong cùng một chuyến đi. Tàu loại này thường có nhiều hầm hàng để chứa các loại hàng rời như gỗ hay hàng hạt. Các hầm này có thể được sử dụng để chở hàng lẻ (break - bulk), đặc biệt là hàng ngoại cỡ và nặng, như máy móc và thỉnh thoảng có thể là cả container. Tàu cũng rất hay vận chuyển container trên boong chính tàu. Tàu kết hợp thường được trang bị một hoặc nhiều cần trục để tăng tính linh hoạt và cho phép nó có thể làm hàng ở bất kì cảng nào (hình 10.5).

Hình 10.5: tàu kết hợp

Tàu mẹ con (LASH Ships)

Tàu mẹ con là kiểu tàu khá linh hoạt. Cũng tương tự như tàu container, kiểu tàu này chuyên chở các đơn vị hàng hóa đã được tiêu chuẩn hóa, nhưng khác ở chỗ đó là các đơn vị hàng hóa này lớn hơn, mỗi một đơn vị có dung tích vào khoảng 385 mét tấn trọng lượng. Vì những đơn vị hàng hóa này có thể nổi được nên người ta gọi chúng là LASH Barges (sà lan con). Kích thước của mỗi một đơn vị hàng hóa (barge) là: dài 18 mét, rộng 9 mét và cao 3 mét. Mỗi một sà lan đều có một nắp hầm và kín nước. Tàu LASH được gọi là tàu mẹ, nó có năng lực vận chuyển lên tới 80 barge. Khái niệm về LASH được đưa ra vào năm 1989 chuyên vận chuyển sản phẩm gỗ từ Mỹ sang Bắc Âu và hoạt động thương mại này vẫn được xem là cơ sở chính cho khái niệm này (xem hình 10.6).

Giống như các container, các sà lan LASH cho phép các nhà gửi hàng đóng và dỡ hàng vào sà lan một cách độc lập theo lịch trình của tàu, và cho phép việc chất dỡ hàng hóa lên tàu mẹ một cách nhanh chóng. Ngoài ra, hệ thống LASH này còn có một ưu điểm nữa, đó là các sà lan LASH có thể nổi và di chuyển tới chỗ tàu mẹ, sau đó sẽ được xếp lên tàu mẹ nhờ hệ thống cần cẩu tàu. Điều này cho phép tàu tới được cả những cảng có trang thiết bị nâng nhỏ hoặc có độ sâu vào

cảng nông. Thực tế thì các tàu LASH thường xếp dỡ hàng hóa tại chỗ neo (không cần phải đưa vào bến tàu để xếp dỡ). Các sà lan con thường hoạt động ở cửa sông, khu vực bờ biển, hoặc khu vực mà tàu biển không thể đi được như, cảng nội địa.

Sà lan sẽ dỡ hàng sau khi tàu mẹ dỡ các sà lan xuống.

Tuy nhiên, tàu LASH không phổ biến trong thương mại hàng hải, vì tính tiện dụng của các sà lan trên sông rất kém và chi phí cho vận chuyển bằng sà lan khá cao.

Hình 10.6: các sà lan LASH và tàu mẹ LASH

Tàu chở hàng dầu thô, hóa phẩm và thành phẩm của dầu (Product, Chemical and Crude Carriers)

Các sản phẩm của dầu mỏ vận chuyển bằng tàu với khối lượng lớn được chia làm 3 loại: thành phẩm, dầu thô và hóa phẩm.

Tàu chở dầu thành phẩm là tàu chuyên chở các sản phẩm đã qua tinh chế như ga, dầu diesel và một số sản phẩm tinh chế khác. Các sản phẩm này cần phải được vận chuyển một cách cẩn thận và giữ gìn tránh bị nhiễm bẩn. Tàu kiểu này có kích thước từ nhỏ (1000 DWT) tới lớn (60.000 DWT). Tàu có thể vận chuyển 6 sản phẩm khác nhau nếu như các bể chứa và hệ thống ống dẫn vào các két độc lập với nhau.

Hình 10.7: Tàu chở hóa phẩm

Tàu chở hóa phẩm là tàu được được thiết kế đặc biệt, có trọng tải từ 1.000 – 40.000 DWT, chuyên vận chuyển hóa chất (xem hình 10.7). Có những tàu có khả năng chở khoảng 40 hóa chất khác nhau, và được gọi là tàu “drugstore – hiệu thuốc”.

Tàu chở dầu thô là tầu chở hàng có khối lượng lớn, chủ yếu vận chuyển dầu không tinh chế. Tàu chở dầu thô là loại tàu lớn nhất trên thế giới hiện nay. Tàu có trọng tải ≤ 80.000 DWT được gọi là tàu AfraMax, trọng tải khoảng 80.000 - 300.000 DWT được gọi là tàu VTCC (very large crude carriers), trọng tải trên 300.000 được gọi là ULCC (ultra-large crude carriers).

Tàu hàng rời khô (Dry- bulk Carriers)

Tàu chở hàng khô hoạt động dựa trên cơ sở giống như tàu dầu (oil tanker), được thuê cho toàn bộ một chuyến đi. Tàu chở hàng khô (xem hình 10.8) có nhiều hầm, chứa các hàng hóa không được đơn vị hóa, và tùy theo hàng hóa cần chở cũng như cảng đích mà tàu cập bến mà hình dạng và các trang thiết bị trên tàu

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 252 - 272)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)