Phân loại hàng hóa

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 314 - 317)

CHƯƠNG 12: THỦ TỤC HẢI QUAN

12.1.1. Phân loại hàng hóa

Việc phân loại hàng hóa được tuân theo một hệ thống mã về mặt cơ bản là khá giống nhau trên toàn thế giới vì hầu hết các nước đều áp dụng theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (Harmonized Commodity Description and Coding Systems) được phát triển bởi Hội đồng hợp tác về hải quan (được biết đến như tổ chức Hải quan thế giới – WCO). Hệ thống mã HS được sử dụng để phân loại cả hàng xuất và nhập khẩu. Thực tế thì người ta đã đơn giản hóa việc xuất khẩu một mặt hàng nào đó từ quốc gia này và nhập khẩu sang một quốc gia khác bằng việc sử dụng chung một loại mã. Hầu hết tất cả các quốc gia đều có hệ thống phân loại và mã riêng của mình.

Theo Hệ thống mã HS, mỗi sản phẩm đều có một mã mà có đến 10 chữ số.

Lấy ví dụ từ mục lục biểu thuế quan của Mỹ sau :

Mặt hàng Mã

Giày dành cho môn golf 6402.19.05 Giày dành cho môn golf – nữ 6402.19.05.30 Giày dành cho môn golf – nam 6402.19.05.60 Giày dành cho môn golf – những người khác 6402.19.05.90

Sáu số đầu tượng trưng cho gốc của mã quốc tế ( theo ví dụ trên mã này giống nhau cho tất cả các nước áp dụng theo tiêu chuẩn HS cho mặt hàng giày dành cho môn thể thao golf). Bốn số cuối thì đặc trưng cho quốc gia (mỗi nước có thể sử dụng chúng để phân biệt giữa các hạng khác nhau trong cùng sản phẩm chính, theo ví dụ trên, ở nước Mỹ , mặt hàng này được phân biệt cho nam, nữ và dành cho những người khác như dành cho trẻ em).

Việc phân loại hàng hóa theo mã HS thường được đính kèm với 6 quy tắc tra cứu chung (General Rules of Interpretation), nó chỉ ra rằng người nhập khẩu nên làm như thế nào để có được mã HS chuẩn cho hàng hóa.

1. Tên cuả các phần, của chương hoặc của phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các phần, chương liên quan và theo các qui tắc dưới đây nếu các nhóm hoặc các chú giải đó không có yêu cầu nào khác.

2. Một mặt hàng được phân loại trong một nhóm hàng, thì những mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó. Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.

Nếu một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó. Hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được loại trong cùng nhóm. Việc phân loại những hàng hóa làm bằng hai loại nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo qui tắc 3.. Khi có sự ngờ vực giữa 2 cách phân loại thì những nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát khi thực hiện việc phân loại hàng hóa.

Tuy nhiên, những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng.

3. Khi có sự ngờ vực giữa hai cách phân loại thì những nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả chung chung khi thực hiện việc phân loại hàng hoá. Tuy nhiên, những hàng hoá hốm hợp bao gồm nhiều

nguyên liệu khác nhau hoặc những hàng hoá được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng.

4. Hàng hóa không thể phân loại theo đúng các qui tắc trên đây thì được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.

5. Những qui định sau được áp dụng cho những hàng hóa dưới đây.

Bao máy tính, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đựng dụng cụ vẽ, hộp tư trang và các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này. Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.

Ngoài quy định nêu trên, bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng hóa đó khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng hóa đó. Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng đối với các loại bao bì có thể tái sử dụng.

6. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, các chú giải phân nhóm có liên quan, và các qui tắc trên với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp, trong điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp độ mới so sánh được. Theo qui tắc này thì các chú giải phần và chương có liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm có những yêu cầu khác.

Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu và các cơ quan Hải quan phải hiểu rõ ràng về việc phân loại hàng hóa chuẩn. Vì việc phân loại cho mỗi một loại hàng hóa sẽ giúp xác định mức thuế cần phải nộp và liệu hàng hóa đó có phải chịu mức hạn nghạch hay không. Trong trường hợp các nhà nhập khẩu Mỹ bị nghi ngờ đã phân loại sai hàng hóa, trước khi hàng hóa được phép nhập khẩu, Hải quan Mỹ sẽ phát hành quy tắc ràng buộc – a binding ruling – đưa ra chính xác phân loại của hàng

hóa và quyết định này sẽ ràng buộc các bên với nhau. Vào đầu năm 2000, Mỹ đã cố gắng làm đơn giản hóa mã phân loại mười số thành mã phân loại sáu số, giống như hệ thống phân loại của một vài quốc gia khác. Tuy nhiên tới năm 2009 biểu thuế của Hải quan Mỹ vẫn sử dụng mã phân loại mười số.

Nhìn chung việc phân loại hàng hóa chuẩn được tiến hành bởi các nhà nhập khẩu và sau đó được kiểm tra lại bởi cơ quan Hải quan, tuy nhiên mỗi nước lại có một tiêu chuẩn riêng và có một vài nước thì cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phân loại này. Trong bất kì trường hợp nào, việc mô tả hàng hóa một cách chi tiết và rõ ràng là hết sức quan trọng. Khi có nghi vấn về vấn đề này, cơ quan Hải quan sẽ yêu cầu kiểm tra hàng hóa trước khi hàng hóa được giải phóng và việc này có thể tạo ra sự trì hoãn với việc giải phóng hàng hóa.

Hình 12.1: Kiểm tra ngẫu nhiên hàng hóa của nhân viên hải quan nhằm đảm bảo việc phân loại hàng hóa là chính xác

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 314 - 317)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)