CHƯƠNG 12: THỦ TỤC HẢI QUAN
12.1.2. Định giá hàng hóa
Bởi hầu hết các mức thuế được đánh theo giá hàng, nên các nhà nhập khẩu phải xác định đúng giá trị của hàng hóa, dựa trên một số các quy định về định giá hàng hóa được quản lý bởi cơ quan Hải quan của nước nhập khẩu.
Với tất cả các thành viên của WTO, giá trị của hàng hóa được tính dựa trên giá trị mua bán của giao dịch. Vì lẽ đó giá trị hàng hóa chính là mức tiền được ghi trong hóa đơn mà nhà xuất khẩu gửi cho nhà nhập khẩu. Với hầu hết các quốc gia, giá trị được sử dụng trong trường hợp này chính là giá trị “ trên bờ” - là giá trị của lô hàng sau khi đã được vận chuyển tới nơi nhập khẩu hay nói cách khác là giá trị của lô hàng theo CIF/CIP (xem chương 6, phần 9 và 11 để hiểu rõ thêm), trong đó bao gồm có chi phí đóng gói, chi phí vận tải tại nước xuất khẩu, chi phí vận tải quốc tế tới nước nhập khẩu và phí bảo hiểm quốc tế. Một vài quốc gia khác trong đó có Mỹ, sử dụng giá trị hàng hóa theo FCA hoặc FAS làm giá trị tính thuế, trong đó giá trị của hóa đơn cũng bao gồm có chi phí đóng gói và chi phí vận chuyển tại nước xuất khẩu nhưng không bao gồm chi phí vận tải và phí bảo hiểm quốc tế.
Nếu như hóa đơn thương mại không mô tả một cách chi tiết các khoản phí và phân loại các hạng mục hàng hóa một cách rõ ràng thì việc xác định chính xác giá trị tính thuế là hết sức khó khăn. Ví dụ, giả sử có một lô hàng được bán theo hình thức CIF cho một nhà nhập khẩu ở Mỹ, lúc này giá trị tính thuế bao gồm cả phí vận tải và phí bảo hiểm quốc tế.
Trên thực tế việc tính toán giá trị hóa đơn phức tạp hơn rất nhiều so với hướng dẫn. Một vài quốc gia thường xác định giá trị hóa đơn dựa trên cơ sở Định nghĩa về giá trị của Công ước Brussels (Brussels Definition of Value - BDV), hoặc mức giá thông thường của hàng hóa – mức giá mà sản phẩm có thể bán trên thị trường mở, có người bán và người mua hoàn toàn độc lập với nhau. Tuy nhiên, từ năm 1994 BDV đã dần dần bị chuyển thành giá trị vận tải. Trong một vài trường hợp, khi Hải quan nhận thấy rằng giá trị được tính toán dựa trên hóa đơn thấp hơn hay cao hơn giá trị thực của lô hàng, thì người ta sẽ sử dụng một số biện pháp khác để xác định lại giá trị này:
- Phương pháp so sánh: Hải quan xác định giá trị của hàng hóa dựa trên giá trị của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay tương tự có cùng số lượng hoặc đã được điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng nhập khẩu đang được định giá.
Chú ý rằng, việc xác định giá trị của hàng hóa dựa trên các dữ liệu về việc nhập khẩu mà không cần quan tâm tới giá trị hàng hóa ở các nước xuất khẩu là bao nhiêu.
- Phương pháp khấu trừ: Hải quan xác định giá của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự được bán ra trong vòng 90 ngày ở các nước nhập khẩu và xác định giá trị hàng hóa dựa trên sự tăng giá ở các kênh phân phối khác nhau.
- Phương pháp định giá hàng hóa theo trị giá tính toán: Hải quan sẽ xác định giá trị của hàng hóa thông qua việc tính toán giá trị sản xuất của hàng hóa và thêm vào đó “một lượng lợi nhuận và lượng phí tổn đồng đều về mặt giá trị mà được phản hồi thông qua lượng hàng hóa cùng loại đã được bán ra”.
- Phương pháp còn lại: Các nhân viên hải quan được đào tạo bài bản dựa trên các thông tin được cung cấp đầy đủ, hợp lí sẽ xác định trị giá hàng hóa nhập khẩu. Hiện tại, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nào được đưa ra để xác định giá trị hàng hóa, tuy nhiên việc xác định giá trị này không thể tùy tiện được.
Giá trị của lô hàng nhập khẩu có thể tăng lên bởi một vài hạng mục chi phí khác không có trong hóa đơn – ví dụ: tiền thuê mỏ mà người nhập khẩu phải thanh toán cho người xuất khẩu, phần trăm giá cả mà người nhập khẩu bán hàng hóa cho người mua hàng cuối cùng của mình. Việc định giá còn phụ thuộc vào một yếu tố nữa đó là “assist – sự hỗ trợ”, hay nói cách khác là vật phẩm mà người nhập khẩu cung cấp cho người xuất khẩu để sản xuất hàng hóa – ví dụ như khuôn đúc hay bàn ren được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Giá trị của hỗ trợ này phải được cộng thêm vào giá trị của lô hàng nhập khẩu.
Cuối cùng, vấn đề về tỉ giá hối đoái phải phù hợp. Hải quan cần phải tính toán giá trị của lô hàng nhập khẩu dưới dạng đồng tiền của nước nhập khẩu, cho dù trong các hóa đơn có thể ghi dưới dạng một đồng tiền khác. Vì vậy cơ quan hải
quan của mỗi quốc gia phải có những hướng dẫn giúp xác định được mức tỉ giá hối đoái sẽ được sử dụng để chuyển đổi giá trị của các hóa đơn phát hành dưới dạng đồng tiền nước ngoài. Hải quan Mỹ sử dụng tỉ giá hối đoái vào ngày xuất khẩu của lô hàng.