Học thuyết lợi thế tương đối H - O

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

2.5. Các học thuyết thương mại Quốc tế

2.5.3. Học thuyết lợi thế tương đối H - O

(Heckscher – Ohlin Factor Endowment Theory)

Học thuyết lợi thế tương đối H - O là học thuyết kinh tế phát biểu rằng một quốc gia có thể đạt được lợi thế so sánh so với các quốc gia khác nếu quốc gia đó sở hữu một nguồn lực sản xuất dồi dào sẵn có nào đó trong tự nhiên.

Học thuyết lợi thế tương đối H – O (hay học thuyết nguồn lực sẵn) được phát triển bởi Eli Heckscher và Bertil Ohilin năm 1933 và được xây dựng dựa trên khái niệm học thuyết lợi thế so sánh của Ricardo. Giải thích của Ricardo về Học thuyết lợi thế tương đối H - O dựa trên cơ sở so sánh hiệu quả sử dụng nhân công trong sản xuất hàng hoá của một quốc gia và giả sử có sự khác nhau về mặt công nghệ nhằm giải thích cho sự khác nhau về khả năng sản xuất giữa các nước.

Học thuyết H – O còn thừa nhận rằng cho dù mức độ công nghệ giống nhau, một số quốc gia vẫn có thể đạt lợi thế so sánh so với các quốc gia khác. Nguyên nhân là do quốc gia đó may mắn được sở hữu một nguồn lực sản xuất dồi dào sẵn có nào đó trong tự nhiên. Bởi vậy, các nhà kinh tế học cho rằng có 4 yếu tố sản xuất – đất đai, nhân công, tư bản và tố chất kinh doanh (dám kinh doanh) – có thể giúp các quốc gia sở hữu một trong số chúng đạt được lợi thế hơn so với các quốc gia khác.

Xét một quốc gia rất giàu có về tư bản nhưng lại khan hiếm về nguồn nhân công. Vì lượng tư bản ở quốc gia này khá phong phú và rẻ, bởi vậy chi phí sản xuất đối với sản phẩm trong các các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều tư bản là khá thấp. Trong khi đó, vì nhân công khá khan hiếm bởi vậy mà chi phí thuê nhân công tại quốc gia này cao, và sản phẩm của những ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều nhân công có xu hướng đắt đỏ hơn.

Ví dụ như Nhật Bản là một quốc gia có lượng tư bản khá cao, và bởi vậy mà các công ty Nhật bản có thể sản xuất sản phẩm, như: máy móc có độ chính xác cao cần nhiều tư bản, với mức giá tương đối thấp. Tuy nhiên, mặc dù nông sản của Nhật Bản được trợ cấp khá nhiều từ chính phủ nhưng giá gạo ở Nhật vẫn ở mức khá cao. Nguyên nhân là do: Thứ nhất, Nhật bản khá khan hiếm về đất đai và nhân công. Trong khi đó, ở Indonesia chẳng hạn, nhân công và đất đai phục vụ cho nông nghiệp khá dồi dào, bởi vậy người nông dân ở Indonesia có thể sản xuất gạo ở mức giá rất thấp. Tuy nhiên, tư bản ở Indonesia lại khá hiếm, do đó chi phí chế tạo khá đắt và rất ít công ty ở đây chế tạo máy móc có độ chính xác cao. Thứ hai, Nhật giàu có về tư bản, nên đầu ra của các công ty sản xuất máy móc có độ chính

xác cao ở Nhật tốt hơn rất nhiều so với ở Indonesia. Tương tự như vậy, vì các chủ trang trại có thể thuê nhiều nhân công và đất hơn, bởi vậy mà sản phẩm gạo của họ sẽ tốt hơn rất nhiều so với gạo ở Nhật Bản. Bảng 2.9 sẽ minh họa chính xác hơn ví dụ thực tế này.

Bảng 2.9: H-O

Tổng sản lượng (1978) trước khi thương mại

Nhật Bản Inđônêsia

Xe ôtô (chiếc/năm) 6 triệu 20,000 Gạo (tấn/năm) 16 triệu 26 triệu Tổng sản lượng (2007) sau khi thương mại

Nhật Bản Inđônêsia

Xe ôtô (chiếc/năm) 10 triệu 420,000 Gạo (tấn/năm) 11 triệu 57 triệu

Năm 1978, Nhật Bản đã sản xuất được 6 triệu xe hơi và 16 triệu tấn gạo.

Ngành công nghiệp xe hơi của Nhật đã sử dụng lượng tư bản dồi dào mà quốc gia này có, bởi vậy mà chi phí sản xuất ôtô ở đây khá thấp. Trong khi đó, giá gạo tại Nhật lại rất cao do khan hiếm về đất đai và chi phí thuê nhân công cao. Indonesia lại gặp tình huống hoàn toàn trái ngược; do khan hiếm tư bản nhưng lại rất dồi dào về nhân công và đất đai, bởi vậy trong khi chỉ sản xuất được gần 20.000 xe hơi, quốc gia này có thể sản xuất được 26 triệu tấn gạo năm 1978. Và Indonesia và Nhật đã tiến hành trao đổi buôn bán với nhau.

Năm 2007, Nhật Bản chỉ sản xuất được 11 triệu tấn gạo, giảm 30% so với năm 1978, trong khi đó, sản lượng gạo của Indonesia giai đoạn này gấp hơn 2 lần đạt 57 triệu tấn gạo. Ngoài việc mở rộng ngành sản xuất xe lên tới 10 triệu xe, Nhật bản còn tiến hành đầu tư tư bản vào Indonesia khiến cho doanh số xe của

Indonesia năm 2007 lên tới 420.000 chiếc và phần nhiều trong số đó được sản xuất bởi các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhật.

Học thuyết lợi thế tương đối giải thích tại sao mỗi một quốc gia lại chỉ chuyên môn hóa sản xuất một loại hàng hóa nhất định. Ví dụ như, Argentina là quốc gia sở hữu khá nhiều đồng cỏ chăn nuôi, bởi vậy mà nó có được lợi thế so sánh hơn so với các quốc gia khác trong việc cung cấp thịt bò. Ấn Độ dồi dào về nhân công, nên có được lợi thế so sánh về các trung tâm chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)