CHƯƠNG 4: HỢP ĐỒNG QUỐC TẾ
4.3. Các biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế
4.3.2. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng quốc tế
Theo quy định của pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một gánh nặng bổ sung được áp dụng cho bên vi phạm hợp đồng, hay nói cách khác, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là hậu quả bất lợi về vật chất mà bên vi phạm phải gánh chịu do không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng của mình.
4.3.2.1. Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được tất cả các hệ thống pháp luật trên thế giới áp dụng.
Cả pháp luật Việt Nam và Công ước Viên 1980 đều quy định loại thiệt hại nào phải được bồi thường (thiệt hại thực tế và khoản lợi trực tiếp đáng nhẽ được hưởng) và mức bồi thường tối đa.
Thiệt hại trực tiếp bao gồm:
Hàng hóa mất mát hay hư hỏng;
Chi phí đã được sử dụng hay sẽ được sử dụng để phục hồi hay loại bỏ khuyết tật của hàng hóa;
Khoản tiền mà bên vi phạm phải đền bù cho đối tác do không thực hiện nghĩa vụ của mình;
Khoản lợi đáng nhẽ được hưởng là những khoản lợi đáng lẽ bên bị thiệt hại sẽ được thụ hưởng trong điều kiện bình thường nếu phía bên kia thực hiện nghĩa vụ của mình.
Bồi thường thiệt hại phải tuân thủ nguyên tắc: Thiệt hại phải được bồi thường đầy đủ. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện ở hai khía cạnh; Thứ nhất, bên bị thiệt hại phải được đền bù đầy đủ để có thể khôi phục lại lợi ích vật chất bị tổn thất; Thứ hai, bên bị thiệt hại không được phép nhận sự đền bù vượt ra ngoài vi phạm cần thiết để khắc phục lợi ích vật chất bị tổn thất của mình. Có nghĩa là bên được bồi thường không được vì được bồi thường mà có lợi hơn trong trường hợp nghĩa vụ được thực hiện bình thường.
Khi yêu cầu bồi thường thiệt hại, bên bị thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh có sự tổn thất và mức độ tổn thất do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng gây ra. Tuy nhiên, không cần thiết phải chứng minh mức thiệt hại tới mức chính xác của toán học, và nếu có sự yêu cầu bồi thường thiệt hại, bên vi phạm không thể được miễn trách nhiệm do việc chứng minh mức độ thiệt hại gặp khó khăn. Trong những trường hợp như vậy tòa án sẽ giải quyết theo cách nhìn của mình có tính đến thực tiễn xét xử.
Khi có sự vi phạm hợp đồng, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định bên bị thiệt hại có nghĩa vụ phải áp dụng những biện pháp để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra, hay nói cách khác là phải áp dụng những biện pháp hợp lý để ngăn
chặn thiệt hại. Nghĩa vụ ngăn chặn thiệt hại là nghãi vụ phải được áp dụng cho tất cả mọi trường hợp khi có hành vi vi phạm. Nếu bên đòi bồi thường không áp dụng những biện pháp hợp lý nói trên, bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại bằng số tiền đáng nhẽ có thể hạn chế được.
4.3.2.2. Phạt vi phạm
Trong trường hợp thương mại kể cả hợp đồng buôn bán hàng hóa quốc tế, các bên thường áp dụng chế tài phạt vi phạm. Phạt vi phạm, theo nguyên tắc, thực hiện hai chức năng: thứ nhất là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng;
thứ hai là hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Bản chất của phạt vi phạm cũng như nội dung của phạt vi phạm được pháp luật của các quốc gia khác nhau quy định tương đối giống nhau, tuy nhiên mức độ phạt vi phạm lại khác nhau ngay cả trong các văn bản pháp luật khác nhau của pháp luật Việt Nam. Điều 301 Luật Thương Mại 2005, mức phạt tối đa không vượt quá 8% phần giá trị nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp phạt vi phạm do giám định sai. Trong khi đí, điều 442 Bộ luật Dân sự lại không quy định mức tối đa của phạt vi phạm, tức là mức phạt do các bên quy định.
4.3.2.3. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế Theo quy định của pháp luật Việt Nam (điều 294 Luật Thương Mại 2005), các bên sẽ không chịu trách nhiệm do không thực hiện hay thực hiện khôngđúng nghĩa vụ của hợp đồng nếu:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà hai bên đã thỏa thuận;
- Xảy ra sự việc bất khả kháng, hay nói các khác, những sự kiện có tính bất thường xảy ra mà các bên không thể lường trước và không thể khắc phục được: thiên tai, chiến tranh, bãi công, sự cố trong sản xuất (máy móc hỏng do quá cũ…), sự cản trở trong vận tải (tắc nghẽn, tai nạn giao thông…);
- Do lỗi của bên bị thiệt hại (lỗi của người có quyền);
- Do quyết định của cơ quan có thẩm quyển. Ví dụ, để bảo vệ công ty thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước ban hành lệnh cấm nhập hoặc xuất khẩu hang fhoas nào đó khi thấy công ty mình không có khả năng thực hiện nghĩa vụ;
- Thỏa thuận của các bên về trường hợp miễn trách nhiệm;
- Do lỗi của bên thứu ba, cụ thể, nếu người thứ ba không thực hiện nghĩa vụ của mình do trường hợp bất khả kháng gây ra;