Ký kết và điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 74 - 78)

CHƯƠNG 4: HỢP ĐỒNG QUỐC TẾ

4.2. Ký kết và điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế

4.2.1. Ký kết hợp đồng thương mại quốc tế.

Thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế cho thấy rằng, hợp đồng thương mại quốc tế được ký kết chủ yếu bằng hai phương thức sau:

- Đàm phán trực tiếp giữa các bên.

- Trao đổi chào hàng và chấp nhận chào hàng.

Trong việc ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, nguyên tắc tự do ý chí được thể hiện đặc biệt rõ nét và ở mức độ cao hơn nguyên tắc tự chí ý chí trong việc ký kết hợp đồng thương mại trong nước.

4.2.1.1. Đàm phán trực tiếp giữa các bên.

Cũng như mọi hợp đồng nói chung, hợp đồng thương mại quốc tế có thể được ký kết thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên. Trong nhiều trường hợp các bên gặp nhau để tiến hành đàm phán, sự đàm phán này thường được khởi xướng bằng việc chào hàng của một trong các bên. Trong quá trình đàm phán các bên thỏa thuận và thống nhất từng điều khoản. Khi điều khoản cuối cùng được thống nhất, các bên có thể ký trực tiếp vào hợp đồng. Phương thức ký kết này có ưu điểm là các bên tham gia ký kết có điều kiện bàn bạc, thống nhất kỹ lưỡng từng điều khoản của nội dung trong hợp đồng, các bên có thể tránh sai sót, đặc biệt là tránh hiểu lầm ý định của nhau. Tuy nhiên để áp dụng phương thức ký kết này các bên phải chịu chi phí khá lớn cho việc đi lại, ăn ở.

4.2.1.2. Ký kết hợp đồng bằng cách gián tiếp.

Sự phát triển của công nghệ truyền thông hàng ngày, hàng giờ tác động mạnh mẽ đến hoạt động thương mại trên toàn thế giới. Nhờ có những phương tiện như fax, internet, telex mà trong rất nhiều trường hợp khác các bên không phải gặp nhau nhưng cũng có thể ký được hợp đồng một cách nhanh chóng.

Hợp đồng là kết quả của sự thống nhất ý chí của các bên, mà chính xác là một bên đưa ra đề nghị và bên kia chấp nhận đề nghị đó. Có nhiều cách để các bên thể hiện sự thống nhất ý chí của mình. Trong nhiều trường hợp hợp đồng được ký kết giữa các bên vắng mặt, trong các trường hợp này các bên thể hiện sự thống nhất ý chí của mình thông qua trao đổi thư từ, tài liệu mà trong khoa học pháp lý chúng được coi là trao đổi đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

4.2.2. Điều chỉnh nội dung hợp đồng thương mại quốc tế.

4.2.2.1. Nhu cầu điều chỉnh nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế.

Trong nhiều trường hợp, hợp đồng thương mại quốc tế được ký kết có thời hạn tương đối dài. Một trong những đặc điểm của hoạt động thương mại quốc tế là luôn có sự biến động so với họat động thương mại trong phạm vi của một quốc gia.

Có thể khẳng định rằng, điều kiện, hoàn cảnh tại thời điểm ký kết hợp đồng bao giờ cũng có sự khác biệt với điều kiện hoàn cảnh sau đó một khoảng thời gian mà trong những điều kiện, hoàn cảnh đó hợp đồng được thực hiện. Sau một khoảng thời gian kể từ thời điểm hợp đồng được ký kết nếu hoàn cảnh không có sự thay đổi hay có sự thay đổi nhưng không đáng kể thì lợi ích của các bên vẫn ở thế cân bằng, trong trường hợp này việc điều chỉnh nội dung của hợp đồng là không hoàn toàn cần thiết. Khi hoàn cảnh, điều kiện thay đổi lớn đến mức có thể phá vỡ vị trí cân bằng về lợi ích mà các bên mong muốn đạt được ban đầu thì vấn đề điều chỉnh nội dung của hợp đồng có thể được đặt ra.

Chính vì những lý do như trên mà trong thực tiễn ký kết và thực tiễn hợp đồng thương mại quốc tế, khi xảy ra những tình huống trên các bên thường chọn khả năng điều chỉnh nội dung của hợp đồng cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện mới nhằm tái tạo sự cân bằng về lợi ích mà các bên hướng đến tại thời điểm ký hợp đồng.

4.2.2.2. Những điều khoản thường sử dụng cho phép điều chỉnh nội dung hợp đồng.

Biến điều không thể thành có thể: Trong thực tiễn ký kết và thực hiệ hợp đồng thương mại quốc tế dài hạn người ta thường thỏa thuận các trường hợp có thể điều chỉnh nội dung của hợp đồng sau đây:

Thứ nhất, điều khoản chào hàng cạnh tranh. Cần phải biết điều khoản chào hàng cạnh tranh trong hợp đồng thương mại quốc tế với bản chào hàng cạnh tranh trong mua bán hàng hoá đấu giá. Nội dung điều khoản chào hàng cạnh tranh được thể hiện trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế như sau: Trong thời gian thực hiện hợp đồng, nếu người mua nhận được một bản chào hấp dẫn hơn của đối trhủ cạnh tranh (là một nhà cung cấp xác định và nghiêm túc giá thấp hơn hợp đồng với những điều kiện tương tự như số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất) của

người bán thì người mua có quyền yêu cầu người bán điều chỉnh hợp đồng nếu người bán đồng ý điều chỉnh hợp đồng theo bản chào hàng của đối thủ cạnh tranh thì hợp đồng được tiếp tục thực hiện nhưng với nội dung đã bị thay đổi nếu người bán không đồng ý điều chỉnh nội dung của hợp đồng thì người mua có quyền huỷ hợp đồng với người bán và ký kết hợp đồng với người thứ ba - đối thủ cạnh tranh của người bán.

Thứ hai, điều khoản khách hàng ưu đãi nhất. Điều khoản này có thể được thoả thuận như sau: Trong thời gian thực hiện hợp đồng, nếu người bán dành cho người mua khác những điều điều kiện ưu đãi hơn những điều kiện được quy định trong hợp đồng, được ký kết với người mua trước đó, thì người bán cũng phải cam kết dành cho người mua những điều kiện ưu đãi đó kể từ thời điểm những điều kiện ưu đãi đó danh cho người mua khác.

Thứ ba, điều khoản Hardship. Đây là điều khoản cho phép các bên có thể điều chỉnh nội dung của hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi đáng kể mà trong bối cảnh đó các bên gặp khó khăn đặc biệt, có thể bị phá sản, nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng. Khác với hai loại điều khoản nói trên, điều khoản Hardship được quy định tương đối chi tiết trong các nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế (Điều: 6.2.1; 6.2.2; 6.2.3). Cũng cần phải nhấn mạnh rằng trong một số trường hợp hardship gần giống vớ tình huống bất khả kháng.

Biến điều có thể thành bắt buộc: Nếu các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế chỉ dừng lại ở chỗ các thoả thuận nói trên vào hợp đồng thì nội dung của hợp đồng khó có thể điều chỉnh khi xuất hiện các tình huống thay đổi. Muốn bắt buộc điều chỉnh nội dung hợp đồng trong những tình huống nói trên thì các bên phải tuân thủ một số điều kiện nhất định cũng như phải thoả thuận trước cách thức điều chỉnh hợp đồng cũng như xác định tính chân thực của những sự kiện nói trên..

Trước hết cần phải tuân thủ yêu cầu thông báo khi có sự xuất hiện bản chào hàng cạnh tranh. Khách hàng ưu đãi hay có sự thay đổi hoàn cản. Vì lợi ích của các bên, các bên nên thoả thuận càng ngắn càng tốt.

Cần phải xác định rõ ràng rằng, có tổn hại thực sự hay không bản chào hàng cạnh tranh và khách hàng ưu đãicũng như nguyên nhân của sự thay đổi hoàn cảnh, trong đó hợp đồng được thực hiện. Trong nhiều trường hợp người thứ ba, vì mục đích cạnh tranh không lành mạnh đã gửi cho ngươi mua bản chào hàng cạnh tranh, nhưng thực tế họ không có khả năng cung cấp hàng hoá đó, không thiếu những trường hợp công ty gặp khó khăn trước mắt va hoàn toàn không có khả năng cung cấp hàng hoá trong lâu dài. cũng có nhiều trường hợp giữa người mua và người thứ ba có mối liên hệ mật thiết với nhau (chẳng hạn công ty mẹ công ty con) hay có sự thông đồng với nhau và bản chào hàng cạnh tranh được họ đưa ra là căn cứ để yêu cầu phía bên kia xem xét lại hợp đồng. Đối với khách hàng ưu đãi thì cũng cần phải xác định rằng: hoàn cảnh ký kết hợp đồng với khách hàng ưu dãi có giống với điều kiện và hoàn cảnh ký kết hợp đồng với người mua trước đó hay không.

Việc xác định tính chân thực những tình huống nói trên là điều hoàn toàn tự nhiên không phải dễ dàng đối với các bên, và thông thường các bên không thể tự minh xác định được vì nhiều lí do khác nhau. Vì vậy thông thường các bên phải thoả thuận ngay trong hợp đồng rằng: khi xuất hiện bản chào khách hàng cạnh tranh hay khách hàng ưu đãi thì các bên mời người thứ ba độc lập để xác định tính chân thực của chúng.

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)