Điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 231 - 235)

CHƯƠNG 9: BẢO HIỂM QUỐC TẾ

9.8. Phạm vi bảo hiểm dựa theo điều khoản bảo hiểm hàng hóa đường biển

9.8.5. Điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng

Điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng được viết dựa trên sự phối hợp của 2 loại hợp đồng: bảo hiểm toàn bộ và bảo hiểm loại B. Hợp đồng này cũng được xem là loại hợp đồng chỉ định rủi ro, vì nó liệt kê ra danh sách các loại rủi ro sẽ được bảo

hiểm. Vì “With average” cũng có thể viết theo kiểu hợp đồng của Mỹ, cũng có thể viết theo hợp đồng của Anh, bởi vậy cần phải xem xét kĩ để đảm bảo chắc chắn rằng khi sử dụng hợp đồng này, người gửi hàng sẵn sàng chấp nhận rủi ro mà hợp đồng không muốn bảo hiểm.

Các rủi ro phải đối mặt A B C AR WA FPA

Cháy x x x x x x

Nổ x x x x x x

Mắc cạn x x x x x x

Đắm tàu x x x x x x

Đâm va x x x x x x

Tổn thất chung x x x x x x

Vứt bỏ hàng hóa x x x x x (*)

Mất mát ngoài mạn tàu x x x x (*)

Thiệt hại do nước x x x x (*)

Xét đánh x x x x (*)

Ngưng tụ x x

Người chuyên chở xếp hàng không đúng x x

Ăn trộm x x

Ăn cắp x x

Rò rỉ x x

Đổ vỡ hàng x x

Tổn thất hàng trong quá trình xếp/dỡ x x x x

Tổn thất hàng trên mặt đất trước khi xếp

hàng lên tàu x x x x x x

(*) Theo hợp đồng bảo hiểm loại FPA, mất mát từng phần xảy ra sẽ không được bảo hiểm, trừ phi là do tàu bị đám, cháy, mắc cạn hoặc có liên quan tới đâm va; tổn thất toàn bộ sẽ được bảo hiểm

A là bảo hiểm loại A trong Bộ luật các điều khoản bảo hiểm hàng hóa vận tải biển B là bảo hiểm loại B trong Bộ luật các điều khoản bảo hiểm hàng hóa vận tải biển C là bảo hiểm loại C trong Bộ luật các điều khoản bảo hiểm hàng hóa vận tải biển AR là bảo hiểm mọi rủi ro (All Risks)

WA là bảo hiểm tổn thất riêng( With Average )

FPA là miễn bồi thường tổn thất riêng (Free of Paticular Average Coverage)

Lưu ý: Vì có rất nhiều loại hợp đồng WA và FPA tồn tại, bảng này chỉ biểu diễn một loại. Bởi vậy, hãy xem xét các hợp đồng thwucj tế để xác định được mức bảo hiểm phù hợp.

Bảng 9.1:Tổng hợp các mức bảo hiểm đường biển

Hợp đồng “with average” bảo hiểm các rủi ro như: cháy, nổ, mắc cạn, đâm va…xem bảng 9.1, ngoài ra còn bảo hiểm cả các rủi ro đối với hàng hóa do thời tiết xấu, cũng như tổn thất từng phần trong quá trình xếp và dỡ hàng lên/khỏi tàu và cháy nồi hơi, những rủi ro không không được bảo hiểm trong Bảo hiểm loại B.

With Average bảo hiểm từng phần bằng cách sử dụng mức miễn thường (franchise), cho phép tổn thất từng phần được đưa về dạng phần trăm, và nếu tổn thất dưới 3%, hàng hóa sẽ không được bảo hiểm nữa. Trường hợp tổn thất từng phần lớn hơn mức miễn bồi thường, như trường hợp tổn thất toàn bộ thì hàng hóa sẽ được bảo hiểm. Mức miễn thường không khấu trừ khác so với mức miễn thường có khấu trừ (deductible - đối với trách nhiệm của người bảo hiểm). Cụ thể như sau, giả sử có 10% hàng hóa vị tổn thất, với khoản có thể giảm trừ, người được bảo hiểm sẽ phải chịu trách nhiệm là 3%, còn công ty bảo hiểm sẽ phải chịu trách nhiệm 7% còn lại. Trong khi đó, đối với mức miễn thường là 3% theo With Average, công ty bảo hiểm sẽ phải bảo hiểm toàn bộ 10%.

Tiêu chuẩn của hợp đồng With Average khá phù hợp với hàng hóa vận tải quốc tế; tuy nhiên, có một vài điều khoản như: tổn thất do nước ngọt gây ra, ngưng tụ hơi nước, hoặc là vỡ và trộm cắp sẽ được thêm vào trong hợp đồng. Bởi vậy có thể thấy, người gửi hàng sử dụng hợp đồng With Average để bổ sung vào phạm vi bảo hiểm của mình một số rủi ro có thể xảy ra với những lô hàng nhạy cảm.

Mức miễn thường là phần tổn thất hàng hóa được đưa về tỷ lệ phần trăm.

Theo hợp đồng bảo hiểm With Average, nó chỉ bảo hiểm đối với tổn thất từng phần nếu phần trăm tổn thất lớn hơn mức miễn bồi thường.

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 231 - 235)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)