Phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 119 - 123)

CHƯƠNG 6. CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ

6.6. Phương thức tín dụng chứng từ

- Phương thức tín dụng chứng từ: Là sự thỏa thuận trong đó một ngân hàng

(Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở tín dụng) sẽ trả một khoản tiền nhất định cho thứ ba (người hưởng lợi của L/C ) hoặc chấp nhận B/E do người thì ba ký phát trong phạm vi đó khi người thứ ba xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

Cơ sở mở L/C là hợp đồng ngoại thương hoặc thư chào hàng còn trong thời hạn hiệu lực, hoặc thư hỏi hàng còn trong thời hạn hiệu lực đã được bên xuất khẩu xác nhận. Nhưng một khi L/C được mở thì nó hoàn toàn độc lập với cơ sở để mở nó, và nó là cơ sở pháp lý cao nhất nếu có tranh chấp xảy ra.

- Người xin mở tín dụng là người mua, người nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.

- Ngân hàng mở tín dụng thư (opening/issuing bank) là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, ở bên nước nhập khẩu, cấp tín dụng cho người xuất khẩu và là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận, lựa chọn và được lựa chọn và được quy định trong hợp đồng thương mại. Nếu không có quy định trước thì người nhập khẩu có quyền lựa chọn ngân hàng mở tín dụng.

- Người hưởng lợi thư tín dụng: Là người bán, người xuất khẩu hay là người thứ ba do người hưởng lợi thứ nhất chỉ định.

- Ngân hàng thông báo (advising bank): là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở. Ngân hàng này thường ở nước người xuất khẩu và có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại lý của ngân hàng phát hành thư tín dụng.

6.6.2. Quy trình thực hiện Sơ đồ nghiệp vụ

1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hàng hoá hưởng lợi.

2) Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở L/C ngân hàng mở L/C sẽ mở một thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo về việc mở L/C và chuyển L/C đến người xuất khẩu.

3) Khi nhận được thông báo, ngân hàng sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở L/C. Khi nhận được L/C ngân hàng này phải chuyển ngay cho người xuất khẩu.

4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không chấp nhận thì đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hợp đồng.

5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của th tín dụng, xuất trình thông qua ngân hàng thông báo, báo cho ngân hàng mở tín dụng xin thanh toán.

6) Ngân hàng thông báo L/C xuất trình bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng mở L/C.

7) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu không phù hợp ngân hàng từ chối thanh toán và trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.

8) Ngân hàng mở tín dụng đòi tiền ở người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu.

9) Người nhập kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì trả tiền lại cho ngân hàng. Nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.

6.6.3. Trường hợp áp dụng

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán sòng phẳng đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Bên xuất khẩu được ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền còn bên nhập khẩu nhận đầy đủ, kịp thờ và chính xác hàng hoá đặt mua trước khi trả tiền. Trong phương thức này, ngân hàng đóng vai trò chủ động trong thanh toán chứ không chỉ làm trung gian đơn thuần.

Tuy nhiên, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chỉ có thể sử dụng trong quan hệ thanh toán mậu dịch, còn trong thanh toán phi mậu dịch thì vẫn phải dụng phương thức chuyển tiền hoặc nhờ thu.

6.6.4. Các thông tin thêm

Ngoài các ngân hàng đã đề cập phía trên, còn có thể có các ngân hàng khác tham gia trong phương thứuc thanh toán này, bao gồm:

- Ngân hàng xác nhận (The Confirming Bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng, đảm bảo việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở tín dụng không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu, thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế.

- Ngân hàng thanh toán (The Paying Bank): có thể là ngân hàng mở tín dụng hoặc có thể là ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay cho mình thanh toán trả tiền hay chiết khấu hối phiếu cho người xuất khẩu.

- Ngân hàng thương lượng (The Negotiating Bank): là ngân hàng đứng ra thương lượng bộ chứng từ hàng hoá và thường cũng là ngân hàng thông báo L/C. Trường hợp L/C quy định thương lượng tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng thương lượng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp L/C quy định thương lượng tại một ngân hàng nhất định.

- Các ngân hàng khác như: Ngân hàng chuyển nhượng (The Transfering Bank), ngân hàng chỉ định (The Nominated Bank), ngân hàng hoàn trả (The Reimbursing Bank), ngân hàng đòi tiền (The Claiming Bank), ngân hàng chấp nhận (The Accepting Bank), ngân hàng chuyển chứng từ (The Remetting Bank), tất cả đều được giao trách nhiệm cụ thể trong thư tín dụng.

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)