Tổng quan về Incoterms

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 94 - 100)

CHƯƠNG 5. TẬP QUÁN BUÔN BÁN QUỐC TẾ (INCOTERMS)

5.1. Tổng quan về Incoterms

5.1.1. Mục đích của Incoterms

Trong thương mại quốc tế, thông thường cần tới 3 hợp đồng vận tái hàng hóa đó là:

- Hợp đồng 1: Từ cơ sở người bán (xưởng, kho, bãi,,.) đến người chuyên chở quốc tế trong nội địa nước người bán.

- Hợp đồng 2: Từ người chuyên cở quốc tế tại nước người bán đến một địa điểm quy định tại nước người mua (cảng, sân bay đích...).

- Hợp đồng 3: Từ địa điểm hàng đến (ví dụ: cảng đích) tại nước người mua đến cơ sở của người mua.

Như vậy, điều căn bản là phải xác định rõ ràng trách nhiệm của người bán kết thúc ở đâu? Và trách nhiệm người mua bắt đầu từ đâu? Cán cứ chính làm cơ sở phân đoạn trách nhiệm giữa người bán và người mua là: ai là người chịu trách nhiệm trả cước phí vận tải, mua bảo hiểm, làm thủ tục và trả chi phí thông quan XK, NK, quá cảnh qua nước khác...? Nếu không có sự phân chia rõ ràng như vậy, thì sẽ rất khó khăn cho người bán và người mua định giá bán và giá mua là như thế nào.

Hơn nữa, do thương mại quốc tế thường sử dụng ngôn ngữ khác nhau, chịu sự điều tiết về tập quán, luật lệ địa phương khác nhau nên dẫn đến sự hiểu lầm, tranh chấp kiện tụng giữa các bên tham gia. Để hạn chế những bất đồng và thúc đẩy thương mại quốc tế, Phòng thương mịa quốc tế (ICC) đã soạn thảo các “ Điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms - INCOTERMS) được ban hành lần đầu tiên vào năm 1936 và được sửa đổi bổ sung để tương thích với những thay đổi của môi trường và thương mại quốc tế vào các năm 1953, 1967, 1980, 1990, 2000 và bây giờ là Incoterms năm 2010. Do Incoterms hội tụ được tập quán phổ biến trong thương mại quốc tế, nên được toàn thế giới công nhận và áp dụng.

Như vậy, mục đích của Incoterms là:

- Cung cấp bộ quy tắc nhằm giải thích những Điều kiện Thương mại thông dụng nhất trong thương mại quốc tế.

- Giúp các bên tránh được hoặc hạn chế được đáng kể những rủi ro phát sinh do những khác biệt trong cách giải thích các điều kiện Incoterms ở các nước khác nhau. Khi hợp đồng tham chiếu đến Incoterms, các bên sẽ xác định rõ ràng nhiệm vụ tương ứng và hạn chế những rắc rối về pháp lý.

- Tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy giao dịch thương mại.

5.1.2. Phạm vi điều chỉnh và tính chất pháp lý của Incoterms Phạm vi điều chỉnh

- Trong những vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp hợp đồng mua bán liên quan đến việc giao hàng (với nghĩa là hàng hóa hữu hình), mà không bao gồm hàng “vô hình” như các phần mềm máy tính

- Incoterms chỉ giải quyết mối quan hệ giữa người mua và người bán theo hợp đồng mua bán và chỉ điều chỉnh một số khía cạnh cụ thể trong hợp đồng này.

Một thương vụ hoàn thành liên quan tới nhiều hợp đồng khác nhau, như hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng tài trợ thương mại, trong khi đó Incoterms chỉ liên quan tới một hợp đồng đó là hợp đồng mua bán hàng hóa.

Tuy nhiên, khi đã thỏa thuận áp dụng Incoterms, thì Incoterms cũng được áp dụng cho các hợp đồng có liên quan. Ví dụ, với điều kiện CFR hoặc CIF thì người bán không thể thực hiện nghĩa vụ bằng phương thức vận tải khác với vận tải bằng đường biển. Hơn nữa, tính phù hợp của bộ chứng từ thanh toán theo L/c phụ thuộc vào chứng từ vận tải quy định trong L/C, nên không thể tùy ý lựa chọn phương thức vận tải khác.

- Các điều kiện Incoterms chỉ đề cập những nghĩa vụ chủ yếu có liên quan tới hàng hóa như: giao nhận hàng, nghĩa vụ về vận tải hàng, chuyển và nhận các chứng từ, thủ tục xuất nhập khẩu... Nên Incoterms không phải là hợp đồng vận tải và không thể thay thế cho hợp đồng ngoại thương (Hợp đồng ngoại thương

còn bao gồm các điều kiện khác như giá cả hàng, bao bì, chất lượng, số lượng, điều kiện thanh toán...)

- Cho dù Incoterms là cực kì quan trong cho việc thực hiện hợp đồng mua bán, song có rất nhiều vấn đề mà Incoterms không điều chỉnh, như việc chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc các quyền về tài sản khác, hành vi vi phạm hợp đồng và hậu quả của những vi phạm đó cũng như quyền miễn trách trong một số trường hợp. Những điều kiện như vậy phải được điều chỉnh bằng các quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán và theo luật áp dụng.

- Về bản chất, Incoterms được áp dụng khi mua bán hàng hóa qua biên giới, do đó, nó bao gồm các điều kiện thương mại quốc tế. Nhưng vì Incoterms là văn phảm quy phạm pháp luật tùy ý, nên đôi khi người ta lại dùng nó cho thương mại nội địa, trong Incoterms 2000 điều này là không khuyến khích và phải cần thận trong khi áp dụng các điều khoản Incoterms sao cho phù hợp. Song đối với Incoterms 2010 thì khuyến khích sử dụng cả trong trương mại nội địa, và trong các khu ngoại quan. Vì lý do này, các điều kiện Incoterms 2010 đã nói rõ tại nhiều nơi rằng nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu chỉ tồn tại khi có áp dụng.

- Trong thực tế, có hai cách hiểu sai lầm về Incoterms. Thứ nhất, Incoterms thường bị hiểu nhầm là áp dụng cho hợp đồng vận tải mà không phải hợp đồng mua bán hàng hóa. Thứ hai, đôi lúc Incoterms bị coi là bộ quy tắc về mọi nghĩa vụ mà các bên muốn đưa vào hợp đồng.

- Incoterms có thể được gọi bằng một số thuật ngữ sau: “Shipment Terms”,

“Terms of Delivery” hay “Trade terms”.

Tính chất pháp lý tùy ý của Incoterms

Incoterms là văn bản do ICC phát hành, mà ICC là một tổ chức màng tính xã hội (phi chính phủ) chứ không phải là một tổ chức liên chính phủ, do đó, Incoterms không mang tính chất pháp lý bắt buộc đối với các hội viên cũng như các bên có liên quan. Tính chất pháp lý tùy ý của Incoterms thể hiện ở các điểm chính:

- Tất cả các phiên bản Incoterms đều còn nguyên hiệu lực, nghĩa là phiên bản sau không phủ nhận phiên bản trước. Do đó, khi dẫn chiếu trong hợp đồng mua bán phải nói rõ là áp dụng Incoterm nào.

- Chỉ khi trong hợp đồng mua bán có dẫn chiếu áp dụng Incoterms, thì nó mới trở nên có hiệu lực pháp lý bắt buộc điều chỉnh các bên liên quan.

- Các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng mua bán:

 Không thực hiện, hoặc thực hiện khác đi một hoặc một số điều khoản quy định trong Incoterms.

 Bổ sụng những điều khoản trong hợp đồng mà Incoterms không đề cập.

- Nếu nội dụng Incoterms có xung đột với luật quốc gia, thì luật quốc gia được vượt lên trên về mặt pháp lý. Điều này hàm ý, phán quyết của tòa án địa phương có thể phủ nhận các điều khoản của Incoterms

Do là văn bản pháp lý tùy ý, nên ICC sẽ được miễn trách khi có sai sót, tổn thất phát sinh trong quá trình áp dungj. Các bên liên quan khi áp dụng Incoterms cần phải hiểu thấu đáo nội dung, sử dụng thành thạo kỹ thuật nghiệp vụ liên quan.

5.1.3. Cấu trúc của Incoterms 2010

Các điều khoản thương mại hay Incoterms 2010 sử dụng trong các giao dịch quốc tế bao gồm:

Nhóm thứ nhất gồm bảy điều kiện có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay nhiều phương thức vận tải. Nhóm này gồm các điều kiện EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP. Chúng có thể được dùng khi hoàn toàn không có vận tải biển.

Tuy vậy, các điều kiện này cũng có thể được sử dụng khi một phần chặng đường được tiến hành bằng tàu biển.

Trong nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng và nơi hàng hóa được chở tới người mua đều là cảng biển, vì thế chúng được xếp vào nhóm các điều kiện “đường biển và đường thủy nội địa”. Nhóm này gồm các điều kiện FAS, FOB, CFR và CIF. Ở ba điều kiện sau cùng, mọi cách đề cập tới lan can tàu như một điểm giao hàng (

Incoterms 2000) đã bị loại bỏ. Thay vào đó, hàng hóa xem như đã được giao khi chúng đã được “xếp lên tàu”. Điều này phản ánh sát hơn thực tiễn thương mại hiện đại và xóa đi hình ảnh đã khá lỗi thời về việc rủi ro di chuyển qua một ranh giới tưởng tượng.

5.1.4. Lưu ý khi sử dụng Incoterms 2010 Phân chia rủi ro trong Incoterms 2010

Incoterms 2010 phân chia rủi ro từ người bán sang người mua một cách rõ ràng hơn so với Incoterms 2000. Nếu như trong Incoterms 2000, phương thức giao hàng FOB người bán chỉ chịu trách nhiệm tới “lan can tàu” (Ship Rail) thì ở Incoterms 2010 có hiệu lực vào ngày 1-1-2011, thuật ngữ này được thay thế bằng

“ở trên tàu” (On Board The Vessel). Theo đó, người bán (seller) sẽ chuyển rủi ro của lô hàng mình bán thực sự cho người mua (buyer) khi hàng thực sự “ở trên tàu”

chứ không phải “lan can tàu” như trước nữa.

Qui định chi phí

Trong Incoterms 2010, các chi phí khi nhận hàng tại cảng đến như lệnh giao hàng (Deliver Order), phí vận đơn đường biển (Bill Of Lading) và nhất là phí nâng hạ container (Terminal Handing Charges) được quy định rõ hơn so với Incoterms 2000. Theo đó, Incoterms 2010 quy định các chi phí trên đều do người bán chịu nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cần ghi rõ trong hợp đồng ai sẽ chịu các chi phí này một cách rõ ràng, nếu không phần thiệt thòi sẽ nghiêng về các doanh nghiệp Việt Nam.

Thay đổi về thuật ngữ của Incoterms 2010

Các điều kiện của Incoterms 2000 như DAF, DES, DEQ và DDU trong Incoterms 2010 được thay thế bằng các thuật ngữ như DAT (Delivered At Terminal), hàng đến đích đã dỡ xuống; DAP (Delivered At Place), hàng đến đích sẵn sàng để dỡ xuống. Trong đó các thuật ngữ như “Terminal” và “Place” được hiểu theo nghĩa rộng hơn là cầu cảng, cảng.

Chuyển từ FOB sang các điều kiện khác

Các doanh nghiệp khi xuất khẩu nên chuyển dần từ điều kiện FOB sang các điều kiện khác như CIF, CFR, vì các điều kiện này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp trong việc kiểm soát lô hàng nếu đối tác chưa thanh toán đủ hoặc không thanh toán tiền thì các doanh nghiệp chỉ tốn một ít chi phí chở hàng về còn hơn mất cả lô hàng

Quy tắc giao hàng

Trong Incoterms 2010, các quy tắc giao hàng cũng được chia làm hai nhóm so với bốn nhóm trong Incoterm 2000. Nhóm một được áp dụng cho bất kỳ phương thức vận tải nào, gồm các điều kiện như EXW – giao tại xưởng; FCA – giao cho người chuyên chở; CPT – cước phí trả tới; CIP – cước phí và phí bảo hiểm trả tới; DAT – hàng đến đích đã dỡ xuống; DDP – giao hàng đã nộp thuế.

Trong khi đó, nhóm còn lại chủ yếu được áp dụng khi có vận tải biển hay nội thủy gồm các điều kiện như FAS – giao dọc mạn tàu; FOB – giao lên tàu; CFR – tiền hàng và cước phí; CIF – tiền hàng, bảo hiểm và cước phí.

Như vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần lưu ý đến những thay đổi của Incoterms 2010 so với Incoterms 2000, và lưu ý khi lựa chọn điều khoản giao nhận để phòng tránh rủi ro, tránh phát sinh chi phí khi thực hiện giao dịch trong Thương mại quốc tế.

Số điều kiện trong Incoterms đã giảm từ 13 (Incoterms 2000) xuống 11 (Incotems 2010). Có được điều này là nhờ việc thay thế bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU) bằng hai điều kiện mới có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là DAT – Giao hàng tại bến và DAP – Giao tại nơi đến (Incoterms 2010). Theo cả hai điều kiện mới này, việc giao hàng diễn ra tại một đích đến được chỉ định: theo DAT, hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua khi đã dỡ khỏi phương tiện vận tải (giống điều kiện DEQ trước đây);

trong khi đó, theo DAP, hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua khi đã sẵn sàng để dỡ khỏi phương tiện vận tải (giống các điều kiện DAF, DES, DDU trước đây).

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)