Các tổ chức quốc tế

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 299 - 303)

CHƯƠNG 10: CƠ SỞ HẠ TẦNG VẬN TẢI

11.2. Các tổ chức quốc tế

Những tổ chức đầu tiên ứng dụng các biện pháp an ninh ở phạm vi rộng phải nhắc đến đó là các tổ chức quốc tế - chuyên giám sát các hiệp định và hiệp ước, ví dụ như: Tổ chức hàng hải Quốc tế (IMO) và Hội đồng hợp tác hải quan (Customs Cooperation Council - CCC) mà sau này đổi tên thành Tổ chức Hải quan Quốc tế (World Customs Organization).

11.2.1. Tổ chức vận tải biển Quốc tế

(International Martime Organization)

Tổ chức quốc tế đầu tiên tăng cường ứng dụng các biện pháp an ninh đó là IMO. Tổ chức này đề nghị việc xây dựng Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS Code – International Ship and Port Facility Sercurity Code) vào tháng 11 năm 2002. Để có thể áp dụng được bộ luật này một cách nhanh chóng, IMO

tiến hành xây dựng Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS – Internation Convention for the Safety of Life at Sea), một phần trong công ước có đề cập tới “các biện pháp đặc biệt nhằm nâng cao an ninh hàng hải”.

Vì bộ luật ISPS Code được kí kết bởi 148 quốc gia, các quốc gia kí kết đã tiến hành áp dụng khá nhanh và đến tháng 4 năm 2004, hầu hết các cảng biển và tàu đều tuân theo bộ luật ISPS.

Để có thể nâng cao được an ninh tại các cảng, bộ luật này bao gồm 2 phần:

phần đầu tiên chỉ ra các biện pháp an ninh mà các cảng bắt buộc phải thiết lập (Phần A), phần thứ hai là hàng loạt các khuyến cáo đối với việc thực thi các biện pháp trên (Phần B). Thực tế, các cảng thường phải đối mặt với những mối nguy hiểm khác nhau do khác nhau về vị trí, cấu trúc xây dựng, các loại hàng phục vụ.

Bởi vậy mà việc thực thi bộ luật ISPS giữa các cảng là có sự khác biệt. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do những yêu cầu mang tính chất bắt buộc lại thường được định nghĩa không rõ ràng, được viết chủ yếu dưới dạng câu hỏi cần phải giải quyết hơn là những yêu cầu cụ thể. Tuy nhiên, tổng hợp các báo cáo nghiên cứu cho thấy việc thực thi bộ luật ISPS này đã cải thiện được thực trạng ở các cảng và tăng mức an ninh tại đây lên rất nhiều. Điều này khiến cho những rủi ro do mất cắp, lậu vé giảm đi rất nhiều, đồng thời làm cho hoạt động xếp dỡ hàng hóa của các con tàu trở nên thuận tiện và trôi chảy hơn nhiều – chỉ mất từ vài cent cho tới vài đôla cho việc làm hàng một container.

Các cảng thường thực thi bộ luật ISPS theo 3 cách. Cách đầu tiên là họ quản lý một cách chặt chẽ các tối tượng đến các bến cảng. Điều này được thực hiện thông qua việc sử dụng thẻ nhận dạng, chỉ cho phép những người đã được phê chuẩn vào cảng, và yêu cầu các khách hàng phải cung cấp chứng minh thư. Các cảng cũng quản lý các hoạt động được thực hiện tại cảng thông qua hệ thống camera (hình 11.1) và giữ những bản ghi nay trong vòng vài tuần. Cuối cùng, các cảng có một hệ thống an ninh truyền thông, được thiết kế để rung chuông cảnh báo bất kì khi nào có mối nguy hiểm được phát hiện.

Vì bộ luật này cũng được áp dụng cho các con tàu, nó yêu cầu mỗi một người chuyên chở và mỗi một con tàu phải có một nhân viên an ninh (company security officer). Người này có trách nhiệm xây dựng hệ thống đánh giá an ninh tàu biển (Ship Security Assessment), cũng như kế hoạch an ninh tàu biển để có thể giúp các con tàu đối mặt được với những hiểm họa có thể xảy ra. Tùy thuộc vào loại tàu, và loại hàng hóa được vận chuyển mà mỗi tàu có kế hoạch an ninh khác nhau. Các con tàu cũng sẽ được yêu cầu phải trang bị những loại trang thiết bị nào, hạn chế đi vào những cảng nào. Chủ tàu phải tuân theo những tiêu chuẩn phụ như: tiến hành kiểm tra thông tin, tên tuổi các thuyền viên trước khi thuê, đảm bảo an ninh đối với các chứng từ đi biển, đào tạo nhân công về thủ tục an ninh, …

Hình 11.1: Quản lý các hoạt động tải cảng thông qua hệ thống máy quay

Tuy nhiên, rất ít người biết đến cách mà những biện pháp trong bộ luật này được đưa ra. Bộ luật ISPS chủ yếu tập trung vào các bến cảng và việc đưa ra các biện pháp an ninh đối với các con tàu đều là những quyết định của các tổ chức tư nhân. Tuy nhiên, việc IMO đã phát hành được rất nhiều Giấy chứng nhận an ninh tàu biển Quốc tế (International Ship Security Certificates) cho thấy, hầu hết các con tàu đều đã tuân thủ theo yêu cầu của Bộ luật ISPS.

11.2.2. Tổ chức Hải quan Quốc tế (World Customs Organization)

Một tổ chức nữa cũng có liên quan tới việc cải thiện an ninh trong vận tải hàng hóa Quốc tế đó là Hội đồng hợp tác hải quan (Customs Cooperation Council - CCC) mà sau này đổi tên thành Tổ chức Hải quan Quốc tế (World Customs Organization - WCO). Mặc dù, trên thực tế chức năng chính của WCO là “đơn giản hóa và cân đối thủ tục Hải quan” nhưng mà tổ chức này cũng đưa ra rất nhiều sáng kiến trong việc nâng cao an ninh trong hoạt động logistics Quốc tế.

Ngay từ ban đầu, WCO xem chức năng của mình chính là việc thực thi những cố gắng của IMO thông qua việc giúp đỡ các quốc gia nhập khẩu, đồng bộ các nhà nhập khẩu và kiểm tra một cách kĩ lưỡng hàng hóa xuất khẩu trước khi cho phép vận tải quốc tế tới quốc gia nhập khẩu. Để làm được điều này, WCO tiến hành khuyến kích việc chuẩn hóa các chứng từ, cung cấp thông tin dữ liệu nhận dạng đặc điểm hàng hóa vận tải có mức rủi ro cao, xây dựng hệ thống các nguyên tắc - mang tên Advanced Cargo Information Guidelines- cho phép các nhà chức trách Hải quan có thể truy cập các chứng từ của một lô hàng cụ thể trước khi chúng được xếp lên tàu/ máy bay của người chuyên chở nước ngoài.

Vào tháng 6 năm 2005, WCO đã tiến hành một ý tưởng của mình mang tên SAFE – Security and Facilitation in a Global Environment - chương trình An ninh và Thuận lợi hóa trong môi trường toàn cầu – sửa đổi năm 2007. Ý tưởng này giúp tăng mối liên kết giữa các nhà chức trách Hải quan trên toàn Thế giới để từ đó giúp chống khủng bố. Bốn yêu cầu quan trọng trong SAFE đó là:

 Các nhà chức trách Hải quan phải bám sát hệ thống tiêu chuẩn thông tin điện tử đối với các lô hàng vận tải quốc tế. Những gì người gửi hàng yêu cầu cần phải được chỉ ra rõ ràng, bất kể người đó ở nước xuất khẩu hay nước nhập khẩu.

 Mỗi một quốc gia phải những cách tiếp cận quản lý rủi ro riêng để có thể giải quyết được những hiểm họa về an ninh

 Các nhà chức trách Hải quan của nước nhập khẩu phải tuân theo những yêu cầu hợp lý từ các nhà chức trách Hải quan của nước nhập khẩu đối với việc kiểm định hàng hóa xuất khảu. Nếu được, thì hệ thống kiểm định đuợc ưa chuộng hơn cả chính là công nghệ phi xâm nhập (X-rays) (xem hình 11.2).

 Tất cả các nhà chức trách Hải quan phải đem lại lợi ích cho các hãng có mức an ninh thấp. Các hãng này được gọi với tên là những nhà khai thác kinh tế chính thức (Authorized Economic Operations), họ có được lợi ích từ việc đẩy nhanh quá trình làm thủ tục Hải quan cho hàng hóa và giảm mức phí giám định.

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 299 - 303)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)