Các chính sách bảo hiểm hàng hải

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 224 - 227)

CHƯƠNG 9: BẢO HIỂM QUỐC TẾ

9.7. Các chính sách bảo hiểm hàng hải

Các hãng thương mại quốc tế - nhà xuất khẩu hay nhập khẩu – có xu hướng chuyển nhượng mọi rủi ro trong vận tải quốc tế của mình thông qua việc mua bảo hiểm cho hàng hóa nhằm bảo vệ hàng hóa khỏi tổn thất, và trách nhiệm pháp lý đối với chủ tàu và phần hàng hóa còn lại trong trường hợp tổn thất chung. Hiện nay, có 2 loại bảo hiểm đang được sử dụng trong vận tải quốc tế: chúng chủ yếu liên quan tới chủ tàu hoặc chủ máy bay, một phần nhỏ có liên quan tới người xuất khẩu và người nhập khẩu khi họ thuê toàn bộ con tàu để vận chuyển lô hàng rời.

9.7.1. Bảo hiểm hàng hóa vận tải biển

Bảo hiểm hàng hóa vận tải biển có thể mua dưới hình thức hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bao (Open Ocean Cargo Policy) hoặc hợp đồng bảo hiểm dành riêng cho từng lô hàng (Special Cargo Policy).

Hợp đồng bảo hiểm bao

Là hợp đồng bảo hiểm mà một hãng mua bảo hiểm cho tất cả các lô hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Hợp đồng loại này bảo hiểm tất cả các lô hàng nằm trong diện bảo hiểm được thông báo báo bởi hãng mua bảo hiểm thông qua bộ chứng từ các mẫu kê khai hàng hóa, vào bất kì thời điểm nào hàng hóa được vận chuyển hoặc được thông báo theo tháng. Trường hợp hãng và công ty bảo hiểm có mối quan hệ tốt, hãng bảo hiểm có thể bảo hiểm rủi ro cho những hàng hóa chưa được khai báo, miễn là hãng có ý định khai báo cho công ty bảo hiểm. Vì phí bảo hiểm dựa trên cơ sở giá trị lô hàng được bảo hiểm, do đó nó có giúp cho các hãng có thể xác định được chi phí bảo hiểm và dễ dàng ghi nó vào trong hóa đơn tạm tính mà không cần phải yêu cầu các bản báo giá cho mỗi một lô hàng.

Hợp đồng bảo hiểm dành riêng cho từng lô hàng

Loại hợp đồng thứ 2 có thể lựa chọn đó là mua hợp đồng riêng biệt từng lô hàng một. Nó cho phép một hãng có thể mua bảo hiểm cho lô hàng ở mức tốt nhất.

Tuy nhiên, với kiểu hợp đồng này, mỗi khi có một giao dịch quốc tế nào đó người xuất khẩu hay người nhập khẩu lại phải tốn thời gian kí hợp đồng bảo hiểm. Bởi vậy mà phương thức này không được thông dụng cho lắm.

Xin giấy chứng nhận bảo hiểm

Có rất nhiều lý do khiến người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu cung cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, nhưng chủ yếu là vì giấy chứng nhận này được dùng để lập tín dụng thư. Trái với hợp đồng mở, yêu cầu này rất dễ thực hiện đối với lô hàng mua hợp đồng bảo hiểm riêng cho từng lô hàng, bởi vì trong hợp đồng bảo hiểm, người ta sẽ ghi rõ lô hàng cụ thể nào được bảo hiểm. Trong khi đó, đối với hợp đồng bảo hiểm mở, công ty bảo hiểm chỉ cung cấp giấy chứng nhận bảo hiểm mở (Certificate of Open Insurance), xem hình 9-7, và trong chứng từ này không chỉ rõ tình trạng bảo hiểm của lô hàng. Thực tế, có một số ngân hàng không chấp nhận những bằng chứng do hợp đồng bảo hiểm mở cung cấp được xem là bằng chứng bảo hiểm cho một lô hàng cụ thể nào đó theo yêu cầu của tín dụng thư.

Hiện nay công ty bảo hiểm thường cung cấp cho người được bảo hiểm các mẫu hợp đồng bảo hiểm riêng để trống, và yêu cầu người xuất khẩu điền thông tin vào nhằm chỉ ra rằng hàng hóa đã được bảo hiểm. Những mẫu này sẽ được gửi cho ngân hàng phát hành L/C sau khi được kí kết.

Mua bảo hiểm hàng hóa vận tải biển

Bảo hiểm hàng hóa vận tải biển có thể mua từ hai nguồn sau:

- Hãng bảo hiểm, người có thể giúp các hãng mua được bảo hiểm ở mức phù hợp nhất, Thường thì các hãng bảo hiểm hay bán hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận tải biển mở.

- Đại lý giao nhận hàng hóa, người có thể cung cấp ngay lập tức bảo hiểm ở mức chung cho lô hàng được gửi. Các đại lý giao nhận thường chủ yếu bán hợp đồng bảo hiểm riêng biệt cho từng lô hàng.

9.7.2. Bảo hiểm thân tàu

Bảo hiểm thân tàu là do các chủ tàu mua nhằm bảo vệ con tàu khỏi các hiểm họa có thể gặp phải, như mắc cạn hay cháy nổ. Hợp đồng này cũng có thể bảo hiểm trong trường hợp mất toàn bộ con tàu, như: đắm tàu. Ngoài ra, nó cũng bảo hiểm cả trách nhiệm pháp lý cho chủ tàu trong người hợp người này có liên quan tới tổn thất chung và hư hỏng của con tàu trong trường hợp đâm va với các tàu khác. Máy bay cũng có hợp đồng bảo hiểm thân máy tương tự.

Phí bảo hiểm thân tàu phụ thuộc vào khả năng đi biển, cách mà con tàu được duy trì, bảo dưỡng, và các trang thiết bị trên tàu, cả ba thứ này được xác định bởi hội xếp hạng tàu (Classification Societies). Các con tàu sẽ được phân làm nhiều loại khác nhau, và mức phí bảo hiểm thân tàu sẽ phụ thuộc vào loại của tàu. Hội xếp hạng tàu (Lloyd’s Register of Ships) lưu trữ các thông tin và phân loại của hầu hết các con tàu trên thế giới. Bảo hiểm thân tàu được thanh toán trực tiếp bởi chủ hàng, vì phí bảo hiểm bao gồm trong mức phí vận tải.

Hội xếp hạng tàu (classification Societies) là một tổ chức chịu trách nhiệm xác định khả năng đi biển của một con tàu cụ thể. Nó sẽ phân loại tàu dựa theo tuổi tàu, việc duy trì bảo dưỡng và các trang thiết bị sẵn có trên tàu.

9.7.3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu là một hình thức bảo hiểm khác cho chủ tàu. Nó bảo vệ trách nhiệm pháp lý đối với các bên khác có liên quan trong trường hợp con tàu bị đắm hay hư hỏng. Một vài thập niên trước đây nó được hiểu là chịu trách nhiệm pháp lý đối với rủi ro tràn dầu trên biển, và chịu chi phí đối với việc làm sạch biển ở phạm vi rộng. Tuy nhiên, hình thức bảo hiểm này cũng bao gồm cả trách nhiệm pháp lý của chủ tàu đối với các thuyền viên (bị thương, chết) hay đối với hồi hương cho những người lậu vé.

Bảo hiểm P&I không phải là hình thức bảo hiểm truyền thống, mà là Hội bảo vệ và bồi thường (P&I Club) do các chủ tàu xây dựng, thống nhất chia sẻ chi phí trách nhiệm pháp lý của một thành viên trong hội nếu họ gặp rủi ro. Trách nhiệm pháp lý cho từng vụ việc theo P&I không vượt quá 7 triệu đôla Mỹ. Đối với những

vụ bồi thường có giá trị lớn hơn, 13 Hội P&I hình thành liên đoàn và bảo hiểm lẫn nhau, nâng giới hạn bồi thường lên 20 triệu đôla Mỹ. Sau đó, với chính sách tái bảo hiểm bổ sung, Hội P&I đã nâng mức bảo hiểm tới tối đa là 2,05 tỉ đôla Mỹ.

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 224 - 227)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)