CHƯƠNG 10: CƠ SỞ HẠ TẦNG VẬN TẢI
10.4. Vận tải đường sắt quốc tế
(International Rail Transportation)
Một trái ngược nữa giữa Bắc Mỹ và các nước còn lại trên thế giới đó là phạm vi ngành vận tải đường sắt được sử dụng cho hoạt động vận tải hàng hóa. Tại Mỹ, 1,85 tỉ tỉ tấn –miles (1,71 tỉ tỉ tấn km hàng hóa [FKTs]) hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt vào năm 2007, và thị phần của ngành vận tải này chiếm khoảng trên 40% trong tổng số tấn-km vận chuyển dọc các tuyến đường của quốc gia này.
Trong đó, vận tải liên hợp chiếm hơn 1/3 tổng số các toa hàng được vận chuyển, tương ứng với trên 12 triệu đầu xe tải hay container.
Trái lại, đường sắt của Châu Âu chỉ vận chuyển được khoảng 436,8 tỉ FTKs vào năm 2007, mặc dù 27 quốc gia của Liên Minh Châu Âu có nền kinh tế tích lũy và phạm vị lãnh thổ lớn hơn Mỹ rất nhiều. Và thị phần vận tải đường sắt chỉ chiếm có trên 18% lượng hàng hóa được vận tải trong khu vực này. Ngoài ra, chỉ một phần trăm nhỏ trong số hàng hóa nói trên sử dụng vận tải liên hợp, hàng hóa chủ yếu được vận chuyển bằng các toa xe truyền thống (hình 10.21). Vận tải liên hợp tăng từ 28,5 tỉ FTKs vào năm 1999 lên 46 tỉ FTKs vào năm 2008 (khoảng 10% số lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt). Và số lượng các đầu kéo xe tải tăng từ 1,8 triệu tới 3 triệu trong suốt giai đoạn này.
Hạ tầng cơ sở đường sắt ở Châu Âu chỉ tập trung chủ yếu vào vận tải hành khách còn vận tải hàng hóa bị bỏ bê. Ví dụ như, tất cả các hàng hóa được vận chuyển liên hợp của Châu Âu được vận chuyển trên những toa xe đường sắt kiểu một ngăn xếp chồng (single – stack railroad cars) – mỗi toa xe chỉ vận chuyển một container (xem hình 10.22), trong khi đó các toa xe đường sắt ở Mỹ được cải tiến thành toa xe đường sắt kiểu hai ngăn xếp chồng (double – stack railroad cars) (hình 10.23).
Một vài năm trước đây, Cộng đồng Châu Âu được giới thiệu về ý tưởng
“hành lang vận tải – freight corridors” – cho phép vận chuyển hàng hóa từ những cảng chính ở Bắc Âu (Antwerp, Belgium và Amsterdam, Netherlands) tới Milan, Ý và Viêb, Áo và một số thành phố khác thông qua việc đáp ứng một số yêu cầu về thay đổi các đầu máy và lái xe khi xe tới biên giới của quốc gia mà hàng hóa sắp đi qua và cho phép các công ty vận tải tư nhân cạnh tranh với các hãng trong
nước. Ngoài việc tận dụng những đường ray đã có sẵn, tới nay, dự án đường sắt một ray có liên quan tới hành lang vận tải đường sắt mới từ cảng của Rotterdam tới biên giới Hà Lan của Đức đã được thực hiện, Đường sắt có thể phục vụ 10 đoàn tàu vận tải cùng một lúc theo nhiều hướng khác nhau. Hành lang vận tải này được kết nối với mạng lưới vận tải đường sắt của Hà Lan và Đức và đã giảm thiểu được khá nhiều hiện tượng tắc nghẽn tại cảng Rotterdam.
Trái lại, hệ thống đường sắt ở Mỹ theo truyền thống có 3 hoạt động kinh doanh sau:
- Vận chuyển hàng rời không chỉ là hàng hạt, than, gỗ xẻ, thép, quặng sắt và dầu mà còn có cả mật đường, dầu thực vật và một vài hàng nặng khác. Tùy loại hàng mà chúng được chứa trong những toa xe được thiết kế khác nhau sao cho phù hợp.
- Hàng lẻ/ hàng gói kiện được đóng trong các toa chở hàng kiểu container.
- Hàng hóa là ôtô được đặt trong những toa xe chuyên chở ôtô được thiết kế đặc biệt.
Hai thập kỉ trước, sự xuất hiện của vận tải liên hợp khiến cho ngành vận tải đường sắt thay dổi một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Ngày nay, lượng container được chở trên các đoàn tàu chở container (hình 10.24) và các xe mooc của xe tải cưỡi trên những moóc lưỡng dụng (piggy-back) - toa xe cõng trên mình các xe nhỏ khác ngày càng nhiều.
Hình 10.21: Toa xe truyền thống
Hình 10.22: toa xe đường sắt kiểu một ngăn xếp chồng
Hình 10.23: toa xe đường sắt kiểu hai ngăn xếp chồng
Hình 10.24: tàu kiểu kí sinh
Ban đầu, những đoàn tàu chở container này chỉ được thiết kế chở một container trên một toa, nhưng sau đó loại tàu 2 ngăn – chở được 2 container trên
một toa được thiết kế, giúp nhân đôi năng lực vận chuyển của một đoàn tàu. Tuy nhiên điều này đòi hỏi hạ tầng cơ sở đường sắt phải được hiện đại hóa để phù hợp với những đoàn tàu kiểu mới này. Vào năm 2008, hệ thống đường sắt của Mỹ đã vận tải được tổng số là 12 triệu xe moóc hay nói cách khác là 12 triệu container, tương ứng chiếm 25% lượng hàng hóa vận chuyển trên “cầu lục địa - land bridge”
giữa Châu Á và Châu Âu.
Một điều đáng chú ý khác cũng cần nhắc tới đó chính là việc thay đổi một số hoạt động vận tải đường biển sang vận tải đường sắt, đáng chú ý nhất đó là tuyến vận tải giữa Viễn Đông (Trung Quốc và Hàn Quốc) và Châu Âu; Việc chuyên đổi này giúp rút ngắn thời gian vận chuyển giữa hai khu vực và giảm thiểu được tắc nghẽn tại các cảng ở phía Bắc Trung Quốc.