CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.4. Các yếu tố thúc đẩy thương mại Quốc tế
Có rất nhiều cách giải thích khác nhau đối với sự tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc của thương mại quốc tế trong nửa cuối thế kỉ XX. Có ý kiến cho rằng đó là kết quả của việc mua bán hàng hóa, nguyên liệu thô từ các quốc gia nước ngoài.
Song nhìn chung, lý do cho sự phát triển này có thể chia thành 4 loại sau: Yếu tố chi phí, yếu tố cạnh tranh, yếu tố thị trường và yếu tố công nghệ.
2.4.1. Yếu tố chi phí
Các công ty có lượng vốn đầu tư vào các công trình nhà xưởng và máy móc lớn thường có xu hướng phân bổ các khoản chi phí cố định này lên nhiều công trình khác nhau. Vì lý do này, các công ty thuộc ngành công nghiệp xe hơi thường trở thành một trong những người đầu tiên đi tìm kiếm khách hàng ở thị trường nước ngoài, và những công ty chiếm ưu thế trong ngành công nghiêp thường xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới để bán sản phẩm xe hơi của mình, như: Công ty Ford, Toyota, Volkswagen. Công ty nhỏ không đủ tiềm lực vươn ra thị trường quốc tế thường sẽ bị mua lại hay sát nhập vào đối thủ cạnh tranh: Công ty Chrysler bị Diamler-Benz mua vào năm 1998 trướng khi Diamler bán 80% thị phàn của mình cho một hãng cổ phần tư nhân.
Việc sát nhập giữa các công ty trong ngành công nghiệp xe hơi bắt đầu từ những năm 70 dẫn tới sự hình thành của 13 tập đoàn sản xuất xe lớn, gồm: Toyota, General Motors-Saab-Daiwoo-Opel-Vauxhao-Holden, Huyndai-Kia, Honda, Paugeot-Citroen, Voilkswagen-Audi-Porsche-Skoda-Scania-SEAT, Ford Motor Company-Volvo-Troller, Tenault-Nissan, Fiat-Chrysler, Suzuki, Daimler, Mitsubishi và BMW. Sự tập trung sản xuất này còn được biểu hiện ở việc mười quốc gia sản xuất xe hơi đứng đầu thế giới sản xuất gần 75% lượng xe hơi trên toàn cầu.
Không chi những ngành có chi phí cố định lớn, các ngành công nghiệp có chi phí phát triển lớn và chi phí sản xuất thấp, như ngành công nghiệp phần mềm, thường có xu hướng phát triển hoạt động buôn bán quốc tế của mình nhằm giảm bớt chi phí phát triển; Ví dụ như công ty phần mềm Microsoft.
Một loại chi phí khác cũng có thể giảm được đó là chi phí sản xuất; Các công ty lắp ráp sản phẩm từ các linh kiện và phụ kiện thường tìm kiếm các nhà cung cấp có mức giá bán thấp nhất có thể. Họ sẽ mua các linh kiện từ các công ty ở các quốc gia có chi phí nhân công hay chi phí nguồn lực thấp. Hình thức mua như vậy được gọi là thuê ngoài - outsourcing. Ví dụ như, công ty sản xuất máy hút bụi Royal Appliance Manufacturing trước đây thường sản xuất các sản phẩm của
mình tại Hoa Kỳ. Đến năm 2009, công ty không sản xuất sản phẩm tại Mỹ nữa và thay vào đó thuê ngoài tất cả các hoạt động sản xuất của mình.
Hình thức thuê ngoài này còn được gọi là “ hiệu ứng Wal-Mart” tại Mỹ. Các nhà sản xuất được yêu cầu cung cấp các sản phẩm ở một mức giá nhất định nào đó, gọi là “điểm chỉ giá – price points” và mức giá này thường bị ép xuống hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Việc theo đuổi mức chi phí sản xuất thấp cũng chính là nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi đáng kể trong các ngành công nghiệp khác, đáng chú ý các ngành sản xuất các sản phẩm bán lẻ cho khách hàng như: hàng dệt may, đồ chơi, đồ dùng gia đình, …
2.4.2. Yếu tố cạnh tranh
Đôi khi, khuyến khích cạnh tranh sẽ giúp định hướng cho các công ty mở rộng hoạt động của mình ra nước ngoài. Ví dụ như, một công ty có thể sẽ buộc phải bắt chước theo các đối thủ cạnh tranh trong nước hoặc nước ngoài mở rộng ra thị trường quốc tế nhằm duy trì thị phần của mình. Hình thức cạnh tranh này thường nhìn thấy ở ngành hàng công nghiệp hơn là ngành hàng tiêu dùng.
Trong một số trường hợp khác, các công ty mở rộng hoạt động buôn bán của họ ra nước ngoài nhằm “trả đũa” những động thái của các đối thủ cạnh tranh phi nội địa của mình. Cụ thể, khi nhận thấy có sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài vào thị trường trong nước, công ty có thể mở rộng hoạt động ra thị trường nội địa của đối thủ cạnh tranh nhằm chiếm thị phần ở thị trường đó. Một ví dụ điển hình cho trường hợp này đó là công ty may mặc Gap của Mỹ đã ra nhập vào thị trường Ý sau khi Tập đoàn may mặc Benetton của Ý bắt đầu cạnh tranh với họ tại thị trường Mỹ.
Yếu tố định hướng cạnh tranh còn xuất hiện ở phương diện nguồn lực. Nếu một đối thủ cạnh tranh tiến hành cung cấp một sản phẩm nào đó ở mức tối thiểu nhằm tới mục tiêu là những khách hàng ý thức được về mặt giá cả, công ty khác có thể trả đũa đối thủ của mình bằng việc cung cấp những sản phẩm tương tự như
vậy để duy trì thị phần của mình trên thị trường. Do các sản phẩm mới gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh thường có xu hướng được sản xuất tại các quốc gia có chi phí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp cũng buộc phải thuê sản xuất ở nước ngoài.
2.4.3. Yếu tố thị trường
Sự bùng nổ của ngành du lịch quốc tế khiến cho thị hiếu của người tiêu dùng trên toàn thế giới tiệm cận với nhau và có rất nhiều điểm tương đồng. Ban đầu, hiện tượng này mới chỉ được quan sát ở các sản phẩm phản ánh tính linh động của người tiêu dùng, như phim máy ảnh và đặt phòng khách sạn. Nếu một người tiêu dùng muốn mua phim máy ảnh ở một quốc gia nào đó, về cơ bản người này chỉ có 3 sự lựa chọn: Kodak, Agfa và Fuji - nhưng, họ có thể dễ dàng mua loại phim có cùng kích cỡ, độ nhạy và kĩ thuật xử lý ảnh. Đối với phòng thuê ở khách sạn, tuy số lượng các hãng có thể chọn thuê nhiều hơn rất nhiều song tính thống nhất của các lựa chọn là như nhau.
Đứng trước những khách hàng luôn muốn sản phẩm họ cần phải có mặt ở khắp mọi nơi, các hãng buộc phải mở rộng hoạt động của mình sang nước ngoài.
Năm 1970, các cửa hàng của McDonald tại Đức, Vương Quốc Anh và Pháp đã thu hút được rất nhiều hành khách nước ngoài đến thưởng thức đồ ăn tại đây. Mặc dù phần trăm thu nhập của các cửa hàng từ khách nước ngoài khá nhiều, nhưng McDonald’s vẫn chủ yếu phục vụ cho các khách hàng trong nước với những đánh giá cao về sự tiện lợi của đồ ăn nhanh. Đồ ăn nhanh trở thành hiện tượng xuất hiện ở khắp mọi nơi: trên các chương trình tivi, quần áo, sách, nhạc, thể thao và nhiều nơi khác nữa.
Cuối cùng, vì người tiêu dùng ngày càng hiểu biết về những sản phẩm mà họ sử dụng, bởi vậy mà họ thường thích mua những sản phẩm mới. Ngành công nghiệp rượu là một điển hình cho hiện tượng này. Rượu Pháp và rượu Ý đã từng chiếm ưu thế trên các thị trường rượu, nhưng để có thể mua được đúng loại rượu mà mình mong muốn các khách hàng buộc phải học cả một hệ thống phân loại
rượu phức tạp. Trong khi đó, những nhà bán rượu vang Hoa Kỳ đã “đơn giản hóa”
ngành công nghiệp này bằng việc dán nhãn và ghi tên loại nho sử dụng lên chai rượu. Việc làm này đã giúp cho thị trường rượu của Hoa Kỳ được mở rộng. Việc đơn giản hóa này đã dẫn tới một kết quả bất ngờ khi doanh thu ngành rượu của các quốc gia vốn trước đó chỉ bán cho khách hàng nội địa như Chilê, Nam Phi và Niu-zi-lân đã tăng lên đáng kể.
2.4.4. Yếu tố công nghệ
Một lý do nữa khiến cho các khách hàng quen thuộc với các sản phẩm là thông tin về sản phẩm được phổ biến trên toàn thế giới. Chỉ cần có internet, mọi người có thể truy cập vào Wikipedia hay bất kì một trang web nào để có thông tin về sản phẩm. Khách hàng có thể dễ dàng mua sản phẩm ở mọi nơi, và việc đặt mua hàng ở nước ngoài cũng trở nên hết sức đơn giản. Các công ty quảng cáo sản phẩm của mình trên internet có thể thu hút được khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới.