Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Smith

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

2.5. Các học thuyết thương mại Quốc tế

2.5.1. Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Smith

Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác và thấp hơn mức chi phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.

Học thuyết lợi thế tuyệt đối được Adam Smith định nghĩa lần đầu tiên trong quyển “Sự thịnh vượng của các quốc gia” (The Wealth of Nations) năm 1776:

“nếu một quốc gia nào đó có khả năng cung cấp cho ta một sản phẩm với mức giá thấp hơn so với mức giá mà chính chúng ta sản xuất sản phẩm đó, thì tốt nhất là nên trao đổi sản phẩm này của họ bằng các sản phẩm sản xuất trong nước mà chúng ta có lợi thế sản xuất”.

Nguyên lí lợi thế tuyệt đối hết sức dễ hiểu. Giả sử các công ty ở Pháp có thể sản xuất 20.000 lít rượu trên một năm nhân công, hoặc cũng với một năm nhân công, có thể sản xuất 2 đơn vị máy móc. Giả sử, với cùng số nhân công như vậy, các công ty của Đức có thể sản xuất 15.000 lít rượu và 3 đơn vị máy móc. Rõ ràng là Pháp có lợi thế hoàn toàn trong sản xuất rượu, và Đức có lợi thế hoàn toàn trong sản xuất máy móc, bởi vậy mà cả hai bên sẽ đạt được lợi cao nhất khi mà các công ty của Pháp chỉ sản xuất rượu và các công ty của Đức chỉ sản xuất máy móc. Bảng 2.7 minh họa ví dụ nói trên.

Trước khi có trao đổi buôn bán, cả hai quốc gia đều sử dụng các nguồn lực của mình để sản xuất rượu và máy móc. Pháp sản xuất 20.000 lít rượu và 2 đơn vị máy móc, trong khi Đức sản xuất 15.000 lít rượu và 3 đơn vị máy móc. Nếu hai quốc gia quyết định tiến hành thương mại với nhau và sử dụng các lợi thế tuyệt đối của mình, thì Pháp sẽ biến đổi hết tất cả nguồn lực được sử dụng cho sản xuất máy móc để sản xuất được nhiều rượu hơn, hay đổi 2 đơn vị máy móc lấy 20.000 lít rượu. Đức cũng thay đổi sản xuất của mình, và thay cho việc sản xuất 15.000 lít rượu, các công ty sẽ sản xuất được thêm 3 đơn vị máy móc.

Bảng 2.7: Ưu thế tuyệt đối.

Sản lượng trước khi thương mại

Pháp Đức Tổng sản

lượng Rượu (lít) 20,000 15,000 35,000

Máy móc

(chiếc) 2 3 5

Sản lượng sau khi thương mại

Pháp Đức Tổng sản

lượng

Rượu (lít) 40,000 0 40,000

Máy móc

(chiếc) 0 6 6

Sự tiêu thụ sau khi thương mại

Pháp Đức Tổng tiêu

thụ Rượu (lít) 20,000 20,000 40,000

Máy móc

(chiếc) 3 3 6

Khi đó, Pháp sẽ tiến hành mua 3 đơn vị máy móc của Đức. Pháp cũng sẽ sãn sàng thanh toán với mức giá bằng giá của 30.000 lít rượu để mua số máy đó (mức giá mà nhẽ ra Pháp phải bỏ ra nếu tự mình sản xuất 3 đơn vị máy móc). Về phía Đức, họ cũng sẽ tiến hành mua 20.000 lít rượu và sẵn sàng trả 4 đơn vị máy móc để mua được số rượu kia (mức tiền nhẽ ra Đức phải chi ra nếu tự mình sản xuất 20.000 lít rượu). Tóm lại, việc sản xuất, tiêu thụ và mức độ thỏa mãn ở cả hai nước đều cao hơn.

Học thuyết này không chỉ tập trung vào mỗi nhân công, mà còn tập trung vào tổng tất cả các nguồn lực cần thiết để sản xuất sản phẩm. Một quốc gia (công ty) có lợi thế tuyệt đối nếu sản xuất được nhiều hàng hóa hơn quốc gia (công ty) khác với lượng đầu vào như nhau, nói cách khác, một công ty sẽ có lợi thế tuyệt đối nếu nó hoạt động hiệu quả hơn.

Có rất nhiều ví dụ về lợi thế tuyệt đối trong thương mại quốc tế; các quốc gia trở thành “chuyên gia” trong các vụ mùa hay sản xuất là vì họ có được lợi thế tuyệt đối trên toàn thế giới. Ví dụ, Nước Cô-oét cung cấp dầu thô rẻ hơn các nước khác và nhập khẩu gần như toàn bộ các sản phẩm mà nền kinh tế của quốc gia này cần. Đài Loan là nhà cung cấp chính chip RAM cho các máy tính trên thế giới, và tiến hành nhập khẩu các sản phẩm và hàng hóa mà quốc gia này sản xuất không hiệu quả như đậu tương từ Brazil.

Một phần của tài liệu 15805 logistics toàn cầu (bài giảng) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)