Ngƣời bệnh đái tháo nhạt trung ƣơng đƣợc điều trị bằng phác đồ liều cố định cần theo dõi tình trạng hạ natri huyết, đôi khi thử ngừng dDAVP để xem đa niệu có tái lại khơng, và natri huyết thanh cũng đƣợc kiểm tra định kỳ.
Ngƣời bệnh đái tháo nhạt nên mang trong mình thẻ y tế ghi rõ tình trạng bệnh của mình (nhƣ ngƣời bệnh đái tháo đƣờng), để khi có cấp cứu đột xuất, nhân viên y tế dễ xử lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
0 Thái Hồng Quang (2008). Bệnh Nội tiết. Nhà xuất bản Y học.
1 Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2003). Nội tiết học đại cương. Nhà Xuất bản Y học - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
2 The Washington Manual (subspecialty consult series) (2009). Endocrinology subspecialty consult. Second
Edition.
3 The Washington Manual of Medical Therapeutics. 33rd Edition (2010).
HỘI CHỨNG TIẾT ADH KHƠNG THÍCH HỢP
(Syndrome of Inappropriate AntiDiuretic Hormone - SIADH)
I. ĐẠI CƢƠNG
Hội chứng tiết hormon chống bài niệu không thích hợp (SIADH- Syndrome of inappropriate antidiuretic hormone) là nguyên nhân thƣờng gặp nhất gây hạ natri máu, do tiết khơng thích hợp ADH từ thùy sau tuyến yên hoặc từ ngoài tuyến yên.
Phân loại:
0 Hạ natri máu nhẹ: Na huyết tƣơng < 135 mmol/L; gặp ở 15-20% ngƣời bệnh SIADH, và khoảng 7% ngƣời bệnh điều trị ngoại trú.
1 Hạ natri máu trung bình: Na huyết tƣơng < 130mmol/L; gặp khoảng 1-7% ngƣời bệnh nằm điều trị nội trú trong bệnh viện.
Tuy nhiên, gần đây ngƣời ta đã xác định đƣợc một đột biến trong receptor của vasopressin là nguyên nhân gây nên một hội chứng, trong đó có đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán SIADH, nhƣng nồng độ ADH thấp hoặc khơng xác định đƣợc. Vì vậy, một số tác giả gọi đây là “Hội chứng bài niệu khơng thích hợp” (Syndrome of inappropriate antidiuresis- SIAD). Tuy nhiên, thể bệnh này ít gặp nên hiện tại vẫn sử dụng cụm từ SIADH trên lâm sàng.
ADH (hoặc arginin vasopressin-AVP) là thành phần chủ yếu tham gia vào cơ chế cân bằng nội mơ điều hịa sự cân bằng nƣớc trong cơ thể. ADH đƣợc tiết từ thùy sau tuyến yên khi tăng độ thẩm thấu (osmolality) huyết tƣơng và giảm thể tích trong lịng mạch. Ở thận, ADH tác động thông qua vasopressin V2 receptor làm tăng tính thấm nƣớc ở ống lƣợn xa và ống góp, tăng tái hấp thu nƣớc ở những vị trí này. Cùng với tăng tiết ADH, hạ natri máu hòa lỗng (dilutional hyponatremia) do nƣớc khơng thể bài xuất ra ngồi nhƣ bình thƣờng. SIADH có thể xảy ra khi ADH đƣợc tiết ra từ ngoài tuyến yên ở các tổ chức ác tính hoặc tổ chức bị viêm. Triệu chứng chính của SIADH là tăng một cách khơng thích hợp độ thẩm thấu nƣớc tiểu, trong khi độ thẩm thấu huyết tƣơng thấp, đặc trƣng hơn là giảm natri máu nhƣợc trƣơng, nƣớc tiểu cơ đặc tƣơng đối, nhƣng thể tích máu bình thƣờng (euvolemia), chức năng thận, tuyến giáp, và thƣợng thận đều bình thƣờng.