PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NỘI TIẾT-CHUYỂN HÓA (Trang 102 - 104)

Điều trị suy thƣợng thận (xem Suy thƣợng thận) Phƣơng pháp cai thuốc

Mặc dù glucocorticoid đƣợc dùng rộng rãi nhƣng chƣa có nghiên cứu nào tìm ra phƣơng pháp tốt nhất để ngừng thuốc. Kế hoạch ngừng thuốc phải đạt hai mục tiêu:

Tránh tác dụng phụ của dùng glucocorticoid kéo dài. Tránh xuất hiện suy thƣợng thận chức năng.

2.1. Phương pháp Harrison

Giảm liều prednisolon từ từ 5mg/lần/mỗi 5 - 10 ngày.

Khi liều thuốc cịn 15 mg/ngày (0,3 mg/kg/ngày) thì tiến tới dùng cách nhật.

Khi liều prednisolon cịn 5 - 7,5mg/ngày, có thể ngừng thuốc. Trƣớc khi ngừng thuốc, nên kiểm tra cortisol huyết tƣơng 8 giờ để đánh giá chức năng thƣợng thận.

2.2. Phương pháp William

- Giảm từ từ, từ liều cao dƣợc lý tới liều sinh lý, prednisolon giảm từ 5-7,5mg/ngày, hydrocortisone từ 15 - 20mg/ngày. Sau khi đã giảm tới liều sinh lý thì có một số cách tiếp theo có thể áp dụng:

Chuyển sang dùng hydrocortisone có tác dụng ngắn cho phép trục hạ đồi - yên - thƣợng thận phục hồi. Chuyển sang dùng cách nhật glucocorticoid có tác dụng trung bình: prednisolon dùng buổi sáng cách nhau 48 giờ.

- Khi tới giai đoạn liều sinh lý, đo cortisol huyết tƣơng 8 giờ sáng để đánh giá suy thƣợng thận. Nếu cortisol huyết tƣơng 8 giờ sáng < 3mcg/dl: có thiếu cortisol nền, vì vậy ngƣời bệnh tiếp tục dùng glucocorticoid liều sinh lý.

Nếu cortisol huyết tƣơng 8 giờ sáng > 20mcg/dl: tức là trục hạ đồi - yên - thƣợng thận đã phục hồi, vì vậy có thể ngừng thuốc.

Nếu cortisol huyết tƣơng 8 giờ sáng từ 3-20mcg/dl: đã có cortisol nền nhƣng chƣa đủ vẫn có thể thiếu khả năng đáp ứng với stress.

Những trƣờng hợp này cần làm nghiệm pháp kích thích đánh giá trục hạ đồi - yên - thƣợng thận, nếu không dùng nghiệm pháp đánh giá trục hạ đồi - yên - thƣợng thận thì có thể tiếp tục giảm liều glucocorticoid. Tuy nhiên, cần dặn dò trong 1 năm sau khi ngừng ngƣời bệnh phải bù thêm glucocorticoid khi bị bệnh hay chấn thƣơng.

Sơ đồ hƣớng dẫn cai thuốc glucocorticoid

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Becker KL. Adrenal insfficiency. Principles and practice of endocrinology and metabolism. 2008.

Fauci. Braunwald. Harrison principles of internal medicine 17th 2008.

Findling MD. Blake tyrrell MD. Adrenal insufficiency. Basic and clinical endocrinilogy 9th ed. 2011.

Stewatt. Adrenal corticosteroid biosynthesis, metabolism and action. Endo Metab Clin North Am. 2010. 34:

CƢỜNG ALDOSTERON TIÊN PHÁT(HỘI CHỨNG CONN) (HỘI CHỨNG CONN)

I. ĐẠI CƢƠNG

Cƣờng Aldosteron tiên phát là hội chứng phối hợp tăng huyết áp của aldosteron là hormon corticoid chuyển hóa muối tác dụng rõ nhất đƣợc tiết ra ở tuyến thƣợng thận. Hội chứng Conn hay cƣờng aldosteron tiên phát đƣợc Jerom Conn mô tả lần đầu tiên vào năm 1955, là tình trạng tăng aldosteron máu bất thƣờng do tăng sản

xuất hormon vỏ thƣợng thận.

Nguyên nhân: có hai dạng kinh điển. Một là khối u lành tính vỏ thƣợng thận sản xuất aldosteron hoạt động tự chủ, chiếm 2/3 số ca cƣờng aldosteron tiên phát. Hai là cƣờng aldosteron tiên phát do phì đại thƣợng thận hai bên vơ căn, chiếm gần 1/3 số ca.

Ngoài ra, một số nguyên nhân hiếm gặp hơn gây cƣờng aldosteron tiên phát: phì đại thƣợng thận một bên, khối u lành tính tiết aldosteron nhạy cảm với angiotensin II, cƣờng aldosteron tiên phát đáp ứng với dexamethason, một vài dạng có tính gia đình.

Dịch tễ: là loại bệnh hiếm gặp, chiếm khoảng 0,1% dân số chung và khoảng 1% số ca mắc tăng huyết áp. Bệnh hay gặp hơn ở ngƣời trẻ và ở giới nữ.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NỘI TIẾT-CHUYỂN HÓA (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w