Trong khi sinh nên dùng Insulin thƣờng tác dụng nhanh truyền qua đƣờng tĩnh mạch, liều trung bình 1-2 đơn vị mỗi giờ cùng với 7,5gam glucose. Nếu cần mổ bắt con liều dùng cũng tƣơng tự. Dù gây mê toàn hon hay gây tê tủy sống, gây tê màng cứng thai nhi cũng không bị ảnh hƣởng nếu đƣờng huyết của mẹ ổn định. Đƣờng huyết của thai phụ nên đƣợc duy trì < 110 mg/dL.
Bảng sau đây giúp điều chỉnh liều Insulin cho thai phụ trong khi sinh
Nếu glucose huyết >130mg/dL (7,2mmol/L), truyền tĩnh mạch Lactat Riger với tốc độ 125 ml/giờ.
Nếu glucose huyết < 130 mg/dL (7,2mmol/L) giữ thông tĩnh mạch với Lactat Ringer sau đó truyền tĩnh mạch Lactat Ringer và Glucose 5% với tốc độ 125 mL/giờ điều chỉnh bằng bơm truyền.
Pha Insulin thƣờng (regular insulin)100 đơn vị trong 100 mL NaCl 9‰ sao cho 1 đơn vị chứa trong 1 mL dịch. Chai insulin này đƣợc nối với đƣờng truyền giữ hong tĩnh mạch, điều chỉnh liều insulin theo bảng dƣới đây nếu glucose huyết lớn hơn 70mg/dL (3,9 mmol/L). Mục tiêu glucose huyết trong khoảng 70-110 mg/dL (3,9-6,1mmol/L). Dung dịch insulin có thể truyền qua một bơm điện. Theo dõi glucose huyết bằng máy thử glucose huyết mao mạch.
Glucose huyết mg/dLInsulin (đơn vị/giờ) (mmo/L)
ĐTĐ typ 1 ĐTĐ typ 2 ĐTĐ thai kỳ
<70 (<3,9) Không truyền Insulin Không truyền insulin Không truyền insulin
71-90 (3,9-5) 0,5 đv/giờ Không truyền insulin Không truyền insulin 91-110 (5,1-6,1) 1 đv/giờ 1đv/giờ Không truyền insulin
111-130 (6,2-7,2) 1,5 2 1 đv/giờ
131-150 (7,3-8,3) 2 3 2
151-170 (8,4-9,4) 2,5 4 3
171-190 (9,5-10,6) 3 5 4
>190 (>10,6) Thử ceton, hội chẩn chuyên khoa
Phác đồ này cũng dùng cho thai phụ đang cần nhịn ăn. Nếu ngƣời bệnh đang điều trị bằng corticosteroid, thƣờng cần liều insulin cao hơn. Nếu ngƣời bệnh ăn, cần tiêm insulin tác dụng nhanh trƣớc bữa ăn.
Khi truyền tĩnh mạch Insulin phải theo dõi glucose huyết, tốt nhất là một giờ một lần bằng máy thử mao mạch để chỉnh liều cho chính xác.
Cũng cần theo dõi Kali của ngƣời bệnh trƣớc khi truyền tĩnh mạch glucose, nhất là khi ngƣời bệnh ăn uống kém, và theo dõi Kali trong lúc truyền glucose tùy kết quả xét nghiệm.
Sau khi sinh, tình trạng đề kháng insulin của thai kỳ sẽ cải thiện nhanh. Ngƣời bệnh ĐTĐ typ 1 và typ 2 đang điều trị bằng insulin có thể trở lại liều cũ ngay khi ngƣời bệnh ăn đƣợc. Bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị bằng thuốc có thể khơng cần dùng thuốc trong vịng 24-48 giờ sau sinh.
Khi cho con bú, có thể điều trị bằng insulin hoặc dùng metformin và /hoặc glyburide, đã có nghiên cứu cho thấy hai thuốc này an tồn khi cho con bú.
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG THAI KỲI. ĐẠI CƢƠNG I. ĐẠI CƢƠNG
Theo định nghĩa, đái tháo đƣờng thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose và/hoặc tăng đƣờng huyết đƣợc phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ. Định nghĩa này khơng loại trừ trƣờng hợp ngƣời bệnh có ĐTĐ từ trƣớc mà không biết. Định nghĩa này cũng không phân biệt sau khi sinh, ngƣời bệnh còn tăng đƣờng huyết hay khơng.
Đái tháo đƣờng thai kỳ có xuất độ thay đổi tùy tiêu chí chẩn đốn và tùy chủng tộc. Thơng thƣờng, tỉ lệ lƣu hành của đái tháo đƣờng thai kỳ thay đổi từ 1-14%. Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu thực hiện tại Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ đái tháo đƣờng thai kỳ khoảng 4%. Một số nghiên cứu tại các địa phƣơng khác cho thấy tỉ lệ có thể lên đến khoảng 7-10%. Tại Mỹ tỉ lệ này vào khoảng 4%, nhƣng trên phụ nữ da trắng không thuộc gốc Tây Ban Nha tỉ lệ này vào khoảng 2%.
Trong một số hiếm trƣờng hợp, trong lúc có thai ngƣời bệnh bị ĐTĐ typ 1.
II. CƠ CHẾ BỆNH SINH
Trên ngƣời bệnh đái tháo đƣờng thai kỳ, khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose, đỉnh sớm của sự tiết Insulin và đáp ứng tiết Insulin đối với kích thích tăng đƣờng huyết đều giảm so với phụ nữ không bị đái tháo đƣờng thai kỳ. Ngoài ra, nồng độ ProInsulin cũng cao hơn, chứng tỏ ngƣời bệnh đái tháo đƣờng thai kỳ có sự giảm tiết Insulin ngồi các bất thƣờng do thai nghén gây ra.