- Xơ vữa động mạch: tổn thƣơng động mạch có khẩu kính trung bình và lớn nhƣ tổn thƣơng động mạch
2. Điều trị hạ calci máu mạn tính
- Bồi phụ calci uống: Calcicarbonat (viên 250 hoặc 500mg) Khởi đầu 1-2g/ngày.
Thời gian điều trị kéo dài, uống 0,5 -1g/ngày. Calcicarbonat hấp thu rất tốt với thức ăn, kể cả với những ngƣời bệnh bị thiếu toan dịch vị.
- Vitamin D:
Trƣờng hợp thiếu vitamin D trong bữa ăn hàng ngày có thể cho uống 400-1000đv/ngày.
Các bệnh hạ calci máu khác đòi hỏi liều vitamin D cao hơn, liều khởi đầu 50.000UI/ngày, liều duy trì 25.000 - 100.000 UI/ngày. Có thể tăng liều trong thời gian 4-6 tuần.
Trƣờng hợp tăng phosphate máu nặng (dƣới 6,5 mg/dl), bắt buộc uống phosphate trƣớc khi uống vitamin D.
- Calcitriol (viên 0,25 hoặc 0,5μg) có tác dụng nhanh. Uống liều khởi đầu 0,25μg/ngày, có thể tăng liều thuốc sau 2 đến 4 tuần. Liều duy trì từ 0,5 đến 2μg/ngày. Calcitriol đắt hơn vitamin D, nhƣng ít nguy cơ ngộ độc, đây là lựa chọn tốt nhất cho đa số ngƣời bệnh.
V. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
- Hạ calci máu ảnh hƣởng đến hệ thần kinh trung ƣơng, 20% trẻ em bị hạ calci máu mạn tính tiến triển thành thiểu năng trí tuệ. Những ngƣời bệnh hạ calci máu mạn tính do thiểu năng tuyến cận giáp hoặc giả thiểu năng tuyến cận giáp hay gặp vơi hóa hạch đáy. Bởi thế, mặc dù khơng có triệu chứng nhƣng hạ calci máu mạn tính vẫn dẫn tới những bất thƣờng về hệ vận động.
- Tăng calci máu tiến triển do thuốc: khi có triệu chứng tăng calci máu thì phải dừng calci, vitamin D và calcitriol cho tới khi calci máu trở về bình thƣờng, bắt đầu dùng thuốc trở lại với liều nhỏ. Tăng calci máu do calcitriol có thể điều chỉnh đƣợc về bình thƣờng trong 1 tuần, nên định lƣợng calci huyết tƣơng mỗi 24 đến 48 giờ. Tăng calci máu do vitamin D, đòi hỏi 2 tháng để điều chỉnh. Hội chứng tăng calci máu do vitamin D cần điều trị bằng Prednisolon. Với những trƣờng hợp ngộ độc vitamin D mức độ nhẹ cần theo dõi calci huyết tƣơng hàng tuần tới khi nồng độ calci trở về bình thƣờng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2005), Cơn hạ calci máu, Lê Ngọc Trọng, Đỗ Kháng Chiến, Hướng dẫn điều trị, Tập I. NXB Y học Hà Nội, 32- 34.
2. Gordon J. Strewler, MD (1997), Hypocalcemia, Francis S. Greenspan, Gordon J. Strewler, Basic and
Clinical endocriology, fifth edition. Prentice- Hall International Inc. Appleton and Lange, PO Box 120041,
Stamford, USA, 286- 290.
3. Gordon J. Strewler, MD (1997), Parathyroid hormon, Francis S. Greenspan, Gordon J. Strewler, Basic and
Clinical endocriology, fifth edition. Prentice- Hall International Inc. Appleton and Lange, PO Box 120041,
Stamford, USA, 264- 269.
4. Harry Giles, Anitha Vijayan (2005), Fluid and electrolyte management, Gopa B. Green, Lan S. Harris, Grace
A. Lin, Kyle C. Moylan, The Washington Manual TM of medical therapeutics, 31st edition. Lippincott Williams and Wilkins, USA, 39- 65.
5. Paul A. Fitzgerald (2009), The Parathyroids, Stephen J. McPhee, Maxine A. Papadakis, Current medical