NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NỘI TIẾT-CHUYỂN HÓA (Trang 123 - 127)

Sử dụng insulin, dịch truyền và kali cho phù hợp là điều kiện để đƣa ngƣời bệnh ra khỏi tình trạng hôn mê. Tuy nhiên, nếu nhƣ trong cấp cứu hôn mê nhiễm toan ceton sử dụng insulin đƣợc quan tâm hàng đầu, thì trong hơn mê tăng áp lực thẩm thấu máu, việc bù phụ nƣớc, điện giải phải đƣợc ƣu tiên nhất.

1. Bồi phụ nƣớc, điện giải

Là yếu tố quan trọng nhất, dịch đƣợc chọn là các dung dịch đẳng trƣơng. Điều cần nhớ là khi nồng độ glucose máu giảm xuống, sự mất cân bằng thứ phát giữa áp lực trong và ngoài tế bào lại xảy ra.

Để tránh hiện tƣợng này, ngƣời ta khuyên nên phục hồi sự mất nƣớc ở mức độ phù hợp với tuổi và tình trạng ngƣời bệnh, đặc biệt với ngƣời cao tuổi thƣờng kèm theo các bệnh lý về thận và tim mạch.

Điểm quan trọng để xác định lƣợng dịch truyền vào là phải tính đƣợc lƣợng Na+ thực tế. Có thể tham khảo cơng thức tính sau.

A = Na+ + 1,6 (G- 5,5)/5,5. D = 0,6* P * [(A/140)-1]

(A là lƣợng Na+ thực tế; Na+ là lƣợng đo đƣợc trong huyết tƣơng ngƣời bệnh tính bằng mmol/l); D là lƣợng dịch cần bổ sung, tính bằng lít; P là trọng lƣợng cơ thể, tính bằng kg; G là lƣợng glucose huyết tƣơng tính bằng mmol/l).

Ví dụ, một ngƣời bệnh nhập viện đƣợc chẩn đốn là hơn mê tăng đƣờng máu khơng nhiễm toan ceton, nặng khoảng 60 kg, xét nghiệm có lƣợng Glucose máu là 35 mmol/l; Na+ huyết tƣơng là 143 mmol/l. Lƣợng Na+ thực là:

A = Na+ + 1,6(G- 5,5)/5,5 = 143 + 1,6(35 - 5,5)/5,5 = 151,6. Lƣợng dịch cần bù là:

D = 0,6*P * [(A/140)-1] = 0,6 * 60 * (151,6/140 - 1) = 2,98 lít # 3 lít

Đây là lƣợng dịch cần bù cho cơ thể đã bị mất trong một thời gian dài. Tuy nhiên cách bù nhƣ thế nào phải phụ thuộc vào tình hình thực tế của ngƣời bệnh để có chỉ định phù hợp. Tốt nhất là đặt catheter để theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm và điều chỉnh lƣợng dịch truyền.

Cần lƣu ý nếu nồng độ Triglycerid tăng quá cao cũng sẽ làm thay đổi nồng độ Na+ máu. Cũng cần chú ý theo dõi và điều chỉnh Kali trong máu ngƣời bệnh.

2. Insulin

Vì ngƣời bệnh thƣờng khơng có tình trạng nhiễm toan ceton nặng và mục đích phấn đấu là làm giảm nồng độ glucose máu từ 3-5 mmol/giờ, nên việc sử dụng insulin với liều nhỏ cần đƣợc chỉ định sớm. Ngƣời bệnh hôn mê tăng áp lực thẩm thấu thƣờng nhạy cảm với insulin, do vậy dễ bị hạ glucose máu, nhất là khi truyền tĩnh mạch.

Thông thƣờng ngƣời ta bắt đầu với liều 1- 2 đơn vị/giờ (tƣơng đƣơng 0,05 đơn vị/kg/giờ), sau đó phải tiếp tục theo dõi để tăng liều cho tới khi đạt đƣợc mục đích giảm glucose máu từ 3 - 5 mmol/giờ. Đích đạt tới nên duy trì mức glucose huyết tƣơng từ 14-16,7 mmol/L cho tới khi tình trạng tri giác của ngƣời bệnh đƣợc cải thiện.

3. Chống đông máu

Khác với ngƣời hôn mê nhiễm toan ceton, ngƣời bệnh hơn mê do tăng áp lực thẩm thấu có nguy cơ tắc mạch cao hơn nhiều, vì thế việc sử dụng chất chống đông máu là bắt buộc cho mọi trƣờng hợp (nếu khơng có chống chỉ định).

Điều trị các bệnh phối hợp nếu có, bổ sung vitamin và khoáng chất. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ennis ED, Stahl EJVB, Kreisberg RA: The Hyperosmolar hyperglycaemic syndrome. Diabetes Rev, 1994; 2:

115-126.

John B. Buse; Keneth S, Polonsky; Charles F.Burrant: Type 2 Diabetes Mellitus; Williams Textbook of

Endocrinology - Edition 11(2008); p. 1329-1389.

Saul Gennuth, MD: Therapy for Diabetes Mellitus and related Disorders; 2004. Diabetic Ketoacidosis and

HẠ GLUCOSE MÁUI. ĐẠI CƢƠNG I. ĐẠI CƢƠNG

1. Đặc điểm sinh lý

Triệu chứng hạ glucose máu thƣờng xảy ra khi lƣợng glucose huyết tƣơng còn khoảng 2,7-3,3 mmol/l. Nếu glucose huyết tƣơng lúc đói < 2,8 mmol/l (50 mg/dl) là hạ glucose máu nặng, còn khi lƣợng glucose máu < 3,9 mmol/l (< 70 mg/dl) đã bắt đầu đƣợc xem là có hạ glucose máu. Ngƣời bệnh trẻ tuổi có xu hƣớng biểu hiện lâm sàng ở mức glucose huyết tƣơng cao hơn (3,8 mmol/= 68 mg/dl) so với ngƣời trƣởng thành (3,1 mmol/l =

56 mg/dl).Tùy theo mức glucose trong huyết tƣơng sẽ có những biểu hiện lâm sàng tƣơng ứng.

Hạ glucose máu là hậu quả của tình trạng mất cân bằng giữa hai quá trình cung cấp và tiêu thụ glucose trong máu (hệ tuần hoàn).

Các nguyên nhân thƣờng gặp là:

Sử dụng thuốc làm tăng bài tiết insulin với liều khơng phù hợp (insulin là hormon có tác dụng ức chế sản xuất glucose tại gan, kích thích tiêu thụ glucose ở cơ vân và mô mỡ).

Giảm tiếp nhận thức ăn (do chế độ ăn uống khắt khe hoặc có vấn đề về rối loạn hấp thu).

Tăng mức độ luyện tập (làm tăng sử dụng glucose ở cơ vân).

Khi glucose máu hạ thấp, cơ thể sẽ tự bảo vệ bằng cách tăng tiết các hormon có đặc điểm làm tăng glucose máu, còn gọi là các hormon điều hòa ngƣợc hay hormon có tác dụng đối kháng với insulin: ví dụ glucagon, catecholamin (adrenalin), cortisol. Glucagon, adrenalin có vai trị quan trọng; chúng là những chất kích thích bài tiết glucose tại gan; ngồi ra adrenalin cịn làm tăng glucose máu bằng cách giảm thu nạp glucose tại mơ. Các phản ứng sinh lý có tính cơ bản nhƣ giảm bài tiết insulin (phản ứng cơ bản thứ nhất), tăng tiết glucagon (phản ứng cơ bản thứ hai), thƣờng xảy ra có tính tức thời và nhiều khi không kèm triệu chứng lâm sàng. Từ phản ứng tăng tiết adrenalin (đƣợc xem nhƣ phản ứng cơ bản thứ ba) đã bắt đầu có biểu hiện rõ về lâm sàng, đồng thời đã gây ra những rối loạn khác ngoài hạ glucose máu. Phản ứng này cũng chỉ xuất hiện khi

glucagon khơng đủ khả năng điều hịa lại glucose máu một cách sinh lý.

Tuy nhiên ở các ngƣời bệnh đái tháo đƣờng typ 1, đáp ứng với hạ glucose máu sẽ bất thƣờng, do: Suy giảm bài tiết glucagon.

Khi thời gian mắc bệnh kéo dài, sự bài tiết của adrenalin cũng suy giảm.

Lƣợng insulin hấp thu qua đƣờng dƣới da thay đổi sẽ phá vỡ thế cân bằng vốn đã mỏng manh giữa hai hệ thống hormon điều hòa glucose máu.

2. Những đặc điểm cần lƣu ý khác

Hệ thống hormon điều hòa glucose máu và các triệu chứng báo động của hệ thống thần kinh tự chủ giảm đi sau nhiều năm bị đái tháo đƣờng.

Một vài loại thuốc đƣợc sử dụng điều trị đái tháo đƣờng và biến chứng cũng có khả năng gây hạ glucose máu hoặc làm mờ đi các dấu hiệu sớm của hạ glucose;

Liệu pháp điều trị tích cực bằng insulin làm tăng nguy cơ hạ glucose máu không triệu chứng, nhất là ở ngƣời bệnh bị bệnh đã lâu, ngƣời bệnh lớn tuổi.

Một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng insulin ngƣời cũng làm tăng tỷ lệ hạ glucose máu không triệu chứng.

II. CHẨN ĐỐN

1. Chẩn đốn xác định phải dựa vào xét nghiệm sinh hóa

Sinh hóa: Khi nồng độ glucose máu < 2,8mmol/l (50 mg/dl) là hạ glucose máu nặng, còn khi glucose máu <3,9mmol/l (< 70mg/dl) đã bắt đầu đƣợc xem là có hạ glucose máu (hạ glucose máu sinh hóa).

2. Lâm sàng

Có nhiều mức độ.

2.1. Mức độ nhẹ

Thƣờng là các triệu chứng vã mồ hơi, run chân tay và đói. Đây là triệu chứng của hệ thần kinh tự chủ.

Các triệu chứng này sẽ mất đi khoảng 10 -15 phút sau khi ăn, uống 10 - 15 gram carbohydrate. Ở mức độ này ngƣời bệnh có khả năng tự điều trị đƣợc.

2.2. Mức độ trung bình

Ở mức độ này, có các triệu chứng lâm sàng do đáp ứng của hệ thống thần kinh tự chủ và của hệ thần kinh

trung ƣơng với giảm lƣợng glucose ở mô nhƣ: đau đầu, thay đổi hành vi, dễ bị kích thích, giảm khả năng chú ý, ngủ gà.

Thông thƣờng ngƣời bệnh không đủ tỉnh táo để kết hợp điều trị với thày thuốc. Thời gian phục hồi sẽ lâu hơn. Nếu không can thiệp kịp thời, ngƣời bệnh cũng mau chóng chuyển sang mức nặng.

Lúc này lƣợng glucose máu hạ rất thấp. Biểu hiện lâm sàng bằng hôn mê, mất cảm giác hoặc những cơn co giật. Cấp cứu lúc này cần truyền glucose tĩnh mạch và/hoặc glucagon (tiêm bắp hoặc tiêm dƣới da).

2.4. Hạ glucose máu tiềm tàng hay hạ glucose máu không triệu chứng

Trƣớc đây ngƣời ta cho rằng hạ glucose máu khơng có triệu chứng cảnh báo – hay hạ glucose máu tiềm tàng là rất hiếm. Thật ra tai biến này rất hay gặp, nhất là ở những ngƣời bệnh đƣợc áp dụng phƣơng pháp trị liệu tích cực. Những ngƣời có cơn hạ glucose máu không triệu chứng lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những tác hại: Làm "cùn” đi cơ chế hoạt động của hệ thống hormon ngăn chặn hạ glucose máu.

Hạ thấp ngƣỡng "báo động” về nguy cơ hạ glucose máu của cơ thể.

Để chẩn đoán xác định ngƣời bệnh cần định lƣợng glucose máu, khi lƣợng glucose máu <3,1mmol/l (< 55mg/dl) đã bắt đầu đƣợc xem là có hạ glucose máu tiềm tàng trên lâm sàng, lúc này đã cần đến sự can

thiệp của các nhà chun mơn có kinh nghiệm.

Khi đã có hạ glucose máu khơng triệu chứng, khơng nên điều khiển phƣơng tiện giao thông, không nên tiếp tục luyện tập...

ĐIỀU TRỊ CƠN HẠ GLUCOSE MÁU 1.Với thể nhẹ Với thể nhẹ

Chỉ cần 10-15g carbohydrate uống là glucose máu nhanh chóng trở lại bình thƣờng (uống đƣờng, nƣớc đƣờng).

Cần nhớ, khơng dùng socola và kem để điều trị hạ glucose máu cấp.

Trƣờng hợp ngƣời bệnh đang đi trên đƣờng, hoặc ngƣời bệnh đang điều khiển phƣơng tiện giao thơng, có dấu hiệu hạ glucose máu, tốt nhất là nên dừng lại 10 - 15 phút đợi khi glucose máu trở lại bình thƣờng hãy tiếp tục cơng việc.

2. Thể trung bình

Có thể dùng đƣờng uống để can thiệp, nhƣng cần thời gian dài hơn và liều dùng lớn hơn để glucose máu trở lại bình thƣờng. Có thể dùng glucagon tiêm bắp hoặc dƣới da kết hợp với uống carbohydrat (đƣờng, nƣớc đƣờng).

3. Hạ glucose máu nặng

Do ngƣời bệnh mất ý thức nên khơng có khả năng nuốt, vì thế cho uống có thể sẽ bị sặc vào đƣờng thở. Những ngƣời bệnh này buộc phải tiêm bắp hoặc tiêm dƣới da glucagon và tiêm tĩnh mạch glucose ƣu trƣơng và sau đó tiếp tục truyền tĩnh mạch glucose.

Thơng thƣờng tình trạng lâm sàng sẽ khá lên sau 10 - 15 phút tiêm glucagon và 1 - 5 phút sau truyền glucose. Nếu hạ glucose máu đã lâu và mức đƣờng trong máu quá thấp, việc phục hồi tâm thần có thể lâu hơn (trong nhiều giờ). Trong trƣờng hợp này có truyền đƣờng nữa hay khơng là tùy thuộc vào hàm lƣợng glucose trong máu.

Nếu hạ glucose máu có triệu chứng thần kinh, giai đoạn sau có thể có đau đầu, trạng thái u mê, mất trí nhớ và nơn mửa. Trƣờng hợp này có thể dùng thuốc an thần để điều trị triệu chứng.

Sau khi qua giai đoạn cấp cứu, ngƣời bệnh nên đề phòng bằng cách hoặc là tăng chế độ ăn hoặc ăn bữa ăn phụ (tỷ lệ ~10% tổng số calo trong ngày).

3.1. Glucagon

Liều Glucagon cần cho điều trị hạ glucose máu thể trung bình hoặc nặng: - Với trẻ <5 tuổi liều dùng 0,25 - 0,4mg.

- Tuổi từ 5 - 10 tuổi liều dùng 0,5 - 1,0mg. - Trên 10 tuổi liều dùng là 1,0mg.

Đƣờng dùng: Có thể tiêm dƣới da, tiêm bắp (Glucagon khơng dùng đƣờng tiêm tĩnh mạch). Glucagon chỉ có

hiệu quả nếu người bệnh còn dự trữ glycogen trong gan.

Cách sử dụng glucagon phải đƣợc hƣớng dẫn cho ngƣời thân của ngƣời bệnh, thậm chí cho cả những chủ nhà trọ hoặc nhân viên khách sạn để họ có thể sử dụng đƣợc trong những trƣờng hợp cấp cứu.

3.2. Glucose qua đường tĩnh mạch

Là phƣơng pháp điều trị cơ bản nhất nếu có sẵn nhân viên y tế phục vụ. Trong trƣờng hợp hạ glucose máu nặng, glucose tiêm tĩnh mạch phối hợp với glucagon đƣợc xem là phƣơng pháp cấp cứu hoàn hảo nhất. Hạn chế của phƣơng pháp này là phải có nhân viên y tế. Thƣờng khi bắt đầu cấp cứu ngƣời ta thƣờng dùng:

+ 10 - 25g (trong dung dịch Dextrose 50%, hoặc glucose 50%). + 50 - 100ml dung dịch glucose 30%.

Thời gian để tiến hành cấp cứu ban đầu từ 1-3 phút. Cấp cứu ban đầu tiêm glucose vào đƣờng tĩnh mạch sau đó sẽ tiếp tục duy trì đƣờng truyền tĩnh mạch.

Liều cấp cứu tiếp theo phụ thuộc đáp ứng của ngƣời bệnh. Thông thƣờng, ngƣời ta cho glucose đƣờng tĩnh mạch với liều 5-10g/giờ. Glucose sẽ đƣợc tiếp tục truyền cho đến khi ngƣời bệnh hồi phục hoàn toàn và có khả năng tự ăn, uống đƣợc.

4. Hạ glucose máu không đƣợc cảnh báo hay hạ glucose máu không triệu chứng

Theo nghiên cứu DDCT (Diabetes Cotrol and Complication Trial) thì 1/3 các trƣờng hợp hạ glucose máu nặng

xảy ra khi ngƣời bệnh thức. Đặc biệt hạ glucose máu thể này thƣờng xảy ra ở những ngƣời bệnh đƣợc điều

trị tích cực, nhƣng khơng kèm theo các dấu hiệu hoặc triệu chứng để ngƣời bệnh có thể nhận biết ngăn ngừa các triệu chứng về thần kinh của thiếu glucose tại mô.

Để phòng chống, cách tốt nhất là giáo dục cho ngƣời bệnh cách tự theo dõi glucose máu, tự điều chỉnh lại chế độ luyện tập, chế độ ăn uống.

Ngƣợc lại với hạ glucose máu trung bình và nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, trong hạ glucose máu khơng triệu chứng, lƣợng glucose máu tƣởng nhƣ đƣợc duy trì ở mức an toàn. Những cơn hạ glucose máu kiểu này xảy ra với thời gian dài hoặc ngắn nhƣng liên tục sẽ rất nguy hiểm vì nó có khả năng gây hủy hoại hệ thống thần kinh trung ƣơng. Đặc biệt nguy hiểm nếu những cơn này xảy ra ở ngƣời trẻ. Một số ngƣời bệnh phát triển đến cảm giác sợ hãi do hạ glucose máu hoặc những nhận thức sai lệch khác. Cảm giác sợ hãi do hạ glucose máu dẫn đến ăn quá nhiều, làm cho mất tác dụng điều trị của insulin. Nếu hiện tƣợng đó xảy ra, cần phối hợp liệu pháp điều trị làm ổn định tinh thần cho ngƣời bệnh. Trong thời gian này cần duy trì lƣợng glucose máu ở giới hạn từ 11,1 ÷ 16,7 mmol/l.

5. Lƣu ý hiệu ứng Somogyi (tăng glucose huyết phản ứng sau cơn hạ glucose máu)

Nguyên lý của hiệu ứng này là khi lƣợng glucose máu hạ thấp sẽ kích thích hệ thống hormon đối kháng tác dụng của insulin, bài tiết các hormon có tác dụng làm tăng glucose huyết (Glucagon, Adrenalin, Cortisol, hormon tăng trƣởng). Q trình phóng thích glucose từ glycogen dự trữ ở gan đƣợc kích thích, do vậy làm tăng lƣợng glucose trong máu. Điều đáng lƣu ý là chính các hormon này có thể là ngun nhân kháng insulin từ 12 đến 48 giờ. Cũng còn một nguyên nhân nữa làm tăng glucose máu là do lƣợng đƣờng đƣa vào cấp cứu quá nhiều so với yêu cầu của cơ thể.

Hiệu ứng Somogyi có thể xảy ra sau một cơn hạ glucose máu ban đầu, nhƣng cũng có khi xảy ra bất cứ lúc nào sau khi có cơn hạ glucose máu. Hiệu ứng Somogyi rất hay gặp trong quá trình điều trị, nhất là khi ngƣời bệnh sử dụng thuốc hạ glucose máu không hợp lý.

Để phịng tránh hiệu ứng Somogyi về đêm, có thể giảm liều insulin buổi tối hoặc ăn bữa phụ trƣớc khi đi ngủ. Hiệu ứng Somogyi có thể đƣa đến chẩn đốn lầm là tăng glucose máu do chƣa đủ liều insulin, để chẩn đoán hiệu ứng này cần đo insulin trong vài giờ liên tiếp, nếu glucose huyết thay đổi nhanh từ thấp đến cao, thí dụ glucose máu đo lần đầu là 40 mg/dl, 2-3 giờ sau glucose máu tăng đến 400 mg/dl thì đó là hiệu ứng Somogyi hay tăng glucose máu do phản ứng.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NỘI TIẾT-CHUYỂN HÓA (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w