Chú ý các bệnh lý có nguy cơ cao bị biến cố mạch vành: tiền sử bị bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ.
Tiền sử gia đình có BMV sớm (<55 tuổi ở nam, <65 tuổi ở nữ), nếu cả cha mẹ và anh chị em đều bị bệnh, nguy cơ sẽ tăng rất cao.
Đo huyết áp, nằm và ngồi hoặc đứng. Đánh giá nguy cơ mạch vành:
Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành đƣợc ghi nhận ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng bao gồm: tình trạng đề kháng insulin, tăng glucose huyết, tiểu albumin, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, hút thuốc lá và béo phì.
Đối với ngƣời bệnh đái tháo đƣờng có thể dùng thang điểm đánh giá theo UKPDS (http://dtu.ox.ac.uk/riskengine/index.php) www hay của Hiệp hội đáo tháo đƣờng Mỹ (http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/complications/diabetes-phd/)
IV. CẬN LÂM SÀNG
Đo bộ mỡ gồm cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL và LDL cholesterol, tỉ số cholesterol toàn phần/HDL. Nếu tỉ số này >3/1 thì có liên quan với diễn tiến của tăng bề bày lớp áo trong động mạch cảnh.
Đo CRP siêu nhạy cũng có lợi ở ngƣời bệnh có nguy cơ trung bình.
Điện tim: chú ý các dấu dày nhĩ thất trái, bloc nhánh trái, khoảng cách QT hiệu chỉnh kéo dài, rung nhĩ, ngoại thu tâm nhĩ/tâm thất, nhịp tim không thay đổi theo nhịp thở.
Các nghiệm pháp gắng sức: thảm lăn, nghiệm pháp gắng sức dùng thuốc và hình ảnh học khi có chỉ định (cần có ý kiến của chuyên khoa tim mạch).
X quang: vơi hóa cung động mạch chủ thƣờng liên hệ với thời gian bị bệnh ĐTĐ và có thể liên hệ đến bệnh
nhiều nhánh của mạch vành.
Siêu âm Doppler mạch máu: khi nghi ngờ có hẹp động mạch ngoại vi.
Siêu âm tim đánh gíá dày thất trái và đo chức năng thất trái, phân suất tống máu thất trái, siêu âm động mạch cảnh tìm bề dày lớp áo trong.
CT mạch vành xem tình trạng calci hóa động mạch vành, calci hóa động mạch vành có thể tiên đốn phần nào độ tắc hẹp.