CẬN LÂM SÀNG 1 Siêu âm tuyến giáp

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NỘI TIẾT-CHUYỂN HÓA (Trang 85 - 86)

1. Siêu âm tuyến giáp

Siêu âm giáp hiện là phƣơng tiện chẩn đốn hình ảnh khá chuẩn để chẩn đốn bệnh tuyến giáp. Phƣơng tiện này an tồn, khơng độc hại, kinh tế và rất hiệu quả để đánh giá cấu trúc tuyến giáp. Ngồi ra siêu âm có thể đánh giá chính xác kích thƣớc, vị trí của nhân giáp và phát hiện các nhân giáp không sờ thấy trên lâm sàng. Siêu âm ngày càng đƣợc sử dụng nhiều để hƣớng dẫn chọc hút tế bào nhân giáp bằng kim nhỏ (FNA: Fine Needle Aspiration). Các dấu hiệu của một nhân giáp ác tính nghi ngờ trên siêu âm bao gồm tăng sinh mạch máu ở trung tâm, u giáp giảm hồi âm, bờ khơng đều, vơi hóa bên trong.

2. Xạ hình tuyến giáp với I123 hoặc Tc99m

Xạ hình tuyến giáp dùng để đánh giá sự hấp thu iod của các nhân giáp. Các nhân nóng (thu nhận iod phóng xạ) ít có nguy cơ ác tính hơn nhân lạnh (khơng nhận iod phóng xạ). Hình ảnh nhân lạnh trên xạ hình tuyến

giáp nghi ngờ ung thƣ cho tới khi tìm đƣợc bằng chứng ngƣợc lại. Nhân đẳng xạ hiếm gặp ung thƣ giáp. Trƣờng hợp bƣớu giáp nhiều nhân có từ trƣớc bị thối hóa ác tính thì rất khó chẩn đốn. Nhân lạnh đơn độc chỉ có từ 10 - 20% là ung thƣ.

Hạn chế của phƣơng pháp: độc hại phóng xạ, khơng kinh tế và nhất là độ ly giải hình ảnh kém chủ yếu hai bình diện. Ngày nay ung thƣ giáp thƣờng đƣợc chẩn đốn bằng FNA và xạ hình tuyến giáp hiếm khi cần trong đánh giá thƣờng quy nhân giáp.

3. Chụp cắt lớp điện toán và chụp cộng hƣởng từ tuyến giáp

Chụp cắt lớp điện toán (computerized tomography - CT) và chụp cộng hƣởng từ (magnetic resonance imaging - MRI) tuyến giáp là phƣơng tiện để đánh giá sự lan rộng ung thƣ tuyến giáp vào cấu trúc lân cận và

di căn hạch. CT có cản quang iod cho thấy hình ảnh chi tiết tuyến giáp và đánh giá di căn hạch tốt hơn MRI, CT cũng ít tốn kém hơn MRI.

Hạn chế của CT có cản quang iod là ngăn cản khả năng hấp thu iod trên xạ hình sau đó và có thể gây độc giáp trạng trong trƣờng hợp sử dụng chất cản quang iod liều cao và ở ngƣời bệnh có cƣờng giáp tiềm ẩn. MRI có ƣu điểm là khơng dùng chất cản quang iod, khơng độc hại phóng xạ và có thể cho thấy rõ tuyến giáp và cấu trúc lân cận.

4. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ

Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (fine needle aspiration hay FNA) là phƣơng tiện đƣợc lựa chọn hàng đầu để đánh giá hạt giáp. Phƣơng tiện này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trên 90%. Kết quả FNA gồm: ác tính, lành tính, khơng xác định đƣợc và khơng đủ tiêu chuẩn chẩn đốn. Kết quả FNA khơng xác định đƣợc thƣờng là tổn thƣơng dạng nang có thể lành hoặc ác tính. Các ngƣời bệnh này cần đƣợc cắt thùy tuyến giáp tồn phần và cắt lạnh.

Nhóm FNA khơng đủ tiêu chuẩn chẩn đốn chiếm 10-12% khi khơng dùng siêu âm hƣớng dẫn và tỉ lệ này cải thiện cịn 0% khi có sử dụng hƣớng dẫn của siêu âm.

Chọc hút tại u giáp hoặc tại hạch qua hƣớng dẫn của siêu âm nếu khối u nhỏ hoặc làm xét nghiệm giải phẫu bệnh tổ chức u giáp ngay khi phẫu thuật để khẳng định chẩn đoán, phân loại và nhất là định hƣớng cho việc

xử trí tích cực ban đầu.

5. Một số thăm dị khác

5.1. Định lượng LT3, LT4 và TSH

Bình thƣờng trong phần lớn các trƣờng hợp.

5.2. Định lượng thyroglobulin

Thyroglobulin là glycoprotein, tổng hợp trong tế bào giáp, đƣợc dự trữ trong chất keo của nang giáp và chứa các kích tố giáp, bình thƣờng dƣới 20 ng/mL (phƣơng pháp phóng xạ miễn dịch học).

Tăng thyroglobulin là dấu hiệu quan trọng trong ung thƣ giáp biệt hóa, nhƣng có thể tăng trong u tuyến là yếu tố cần có trƣớc khi chỉ định phẫu thuật.

Xét nghiệm cịn có giá trị trong q trình theo dõi sau phẫu thuật và xạ trị liệu cũng nhƣ đánh giá di căn và tái

phát.

5.3. Test Pentagastrine

Tiêm tĩnh mạch trong vịng 3 phút với 0,5 µg/kg chất pentagastrine (Peptavlon) hòa trong 5ml dung dịch muối đẳng trƣơng.

Lấy máu vào các thời điểm -5, 0, 3 và 5 phút để định lƣợng calcitonine. Ngƣời bình thƣờng calcitonine căn bản là dƣới 10 pg/ml và mức cao nhất là dƣới 30 pg/ml.

Ung thƣ biểu mơ tủy giáp trạng có mức cao nhất trên 100 pg/ml. Trƣờng hợp nghi ngờ 30 - 100 pg/ml.

Thận trọng với ngƣời bệnh suy mạch vành và cơ địa dị ứng (làm test trƣớc).

5.4. Định lượng ACE (Antigene-carcino-embryonnaire)

Trong ung thƣ giáp thƣờng tăng đi kèm với calcitonine.

5.5. X-quang

Vùng cổ với các tia mềm có thể thấy các nốt calci hóa nhỏ, nhất là trong ung thƣ dạng nhú. Những nốt calci hóa lớn liên quan đến tái cấu trúc, đặc biệt là các di chứng do xuất huyết cũ và có thể gặp trong các bệnh lành tính, nhƣng khơng nhất thiết. X quang cũng có thể giúp phát hiện sự chèn ép hoặc di lệch thanh khí quản.

X quang phổi và CT phổi để tìm các di căn, hoặc tìm xem có khối u phát triển xuống lồng ngực gây chèn ép

hoặc di lệch khí quản hoặc di căn hạch trong lồng ngực.

X quang xƣơng và cột sống phát hiện di căn.

5.6. Khám Tai- Mũi- Họng

Để phát hiện một dây quặt ngƣợc bị liệt.

5.7. Siêu âm gan

Di căn của ung thƣ ở gan, kết hợp với xạ hình giúp chẩn đốn.

5.8. Fludeoxyglucose (FDG)-Positron Emission Tomography (PET)

Nhằm phát hiện di căn của ung thƣ giáp

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NỘI TIẾT-CHUYỂN HÓA (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w