Đo huyết áp ngƣời bệnh nằm và ngồi mỗi khi ngƣời bệnh đến khám bệnh. Nên theo dõi huyết áp liên tục tại nhà.
Khi dùng thuốc ức chế hệ renin và lợi tiểu cần theo dõi ĐLCT và kali huyết nhất là khi bắt đầu dùng thuốc hoặc tăng liều.
Nếu dùng thuốc lợi tiểu kéo dài, cần chú trọng kiểm tra kali, nhất là ở ngƣời bệnh lớn tuổi.
SUY TIMI. ĐẠI CƢƠNG I. ĐẠI CƢƠNG
Định nghĩa suy tim: Khi tim hoạt động trong tình trạng áp lực đổ đầy máu bình thƣờng nhƣng khơng thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, đƣa đến các đáp ứng khơng thích hợp nhƣ sung huyết, khó thở và mệt, tăng nguy cơ đột tử.
Suy tim sung huyết là từ đƣợc sử dụng khi triệu chứng sung huyết nổi bật. Tuy nhiên nhiều ngƣời bệnh suy tim khơng có triệu chứng này dù BNP/ProBNP gia tăng.
Suy tim tâm thu: khi phân suất tống máu <45%.
Suy tim tâm trƣơng: có triệu chứng suy tim khi phân suất tống máu ≥45%. ĐTĐ làm tăng nguy cơ suy tim từ 3-5 lần, nữ nhiều hơn nam.
Tăng huyết áp, bệnh mạch vành thƣờng kết hợp với ĐTĐ và/hoặc hội chứng chuyển hóa là nguyên nhân hàng đầu của suy tim ở các nƣớc phát triển. Ở các nƣớc đang phát triển, nguyên nhân thƣờng gặp là bệnh van tim hậu thấp, nhiễm HIV, bệnh ký sinh trùng, suy dinh dƣỡng thiếu sinh tố B1.
Hút thuốc lá cũng liên hệ mạnh với suy tim.
II. TRIỆU CHỨNG
Thƣờng gặp triệu chứng khó thở, khó thở khi gắng sức, khó thở phải ngồi, khó thở kịch phát về đêm, mệt yếu, phù vùng thấp, tăng cân, trƣớng bụng, tiểu đêm, tay chân lạnh. Các triệu chứng ít gặp hơn là thay đổi nhận thức, sảng lẫn, buồn ói, đầy bụng, tiểu ít, chán ăn, tím tái. Ho về đêm thƣờng xuất hiện trƣớc tình trạng mất bù từ 1-2 tuần. Suy tim sung huyết có thể kèm thêm tĩnh mạch cổ nổi, gan to, phù chi dƣới.
Bệnh nhân suy tim cịn bù thƣờng khơng bị phù nếu cung lƣợng tim lúc nghỉ còn bảo tồn, nếu cung lƣợng tim lúc nghỉ thấp, ngƣời bệnh sẽ lạnh tay chân.
Ngƣời bệnh già bị suy tim mất bù cấp thƣờng hay sảng lẫn, sau khi điều trị qua cơn cấp tính, chức năng nhận thức cũng thƣờng giảm. Ngƣời bệnh già suy tim có thể mất bù cấp tính khi bị viêm phổi, nhiễm trùng huyết, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim thí dụ cơn rung nhĩ. Hẹp van động mạch chủ cũng có thể là nguyên nhân gây suy tim ở ngƣời già có ĐTĐ và bệnh cơ tim thiếu máu.
Lƣu ý các dấu chứng lâm sàng gợi ý nguyên nhân của suy tim.
III. CẬN LÂM SÀNG
Điện tim: tìm dấu dày thất trái, loạn nhịp tim, bệnh cơ tim thiếu máu.
X quang phổi: tìm dấu hiệu tim lớn, đo tỉ số tim/lồng ngực >0,5, dấu hiệu sung huyết ở phổi.
Xét nghiệm BNP, ProBNP có giá trị tiên đốn âm cao. Nếu kết quả âm tính sẽ loại trừ chẩn đốn suy tim.
Điểm cắt để chẩn đoán thay đổi theo tuổi và chức năng thận.
Khi nồng độ tăng cao vẫn cần kết hợp với lâm sàng để chẩn đoán xác định.
Cần đo BNP và ProBNP khi chẩn đốn khơng chắc chắn thí dụ để loại trừ bệnh phổi mạn tính giai đoạn nặng, đo nhiều lần có thể giúp đánh giá dự hậu.
BNP và ProBNP không giúp phân biệt suy tim tâm trƣơng và tâm thu.
Troponin I có thể tăng cao trong suy tim mất bù cấp, dù ngƣời bệnh khơng có bệnh mạch vành. Nguyên nhân của tăng Troponin I trong trƣờng hợp này là do thiếu máu dƣới nội mạc khi áp lực cuối tâm trƣơng ở thất trái tăng cao.
Nếu nghi suy tim do bệnh mạch vành có thể cần thơng tim.
Điều trị cần ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Điều trị các triệu chứng sung huyết, sau đó điều trị các nguyên nhân làm suy tim trầm trọng thêm.
1. Suy tim mất bù cấp tính
Cần nhập viện, đây là trƣờng hợp khẩn. Thƣờng điều trị với lợi tiểu, oxy, ngƣời bệnh ở tƣ thế ngồi, morphine tiêm tĩnh mạch nếu ngƣời bệnh kích động do khó thở.
2. Suy tim mạn tính
Ngồi các thuốc do bác sĩ chỉ định, chú ý hạn chế muối trong khẩu phần (khoảng 2 gam Natri/ngày). Hạn chế nƣớc khoảng 1500 ml/ngày khi có triệu chứng hạ natri huyết.
(Na<135mEq/L), đây là một trong các triệu chứng của ngƣời bệnh suy tim nặng. Nhiều ngƣời bệnh giữ cả muối và nƣớc và khó điều trị tình trạng hạ natri huyết bằng nhịn nƣớc.
3. Suy tim tâm thu
Dùng lợi tiểu, ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể, chẹn beta, thuốc kháng aldosteron, digitalis; nếu ngƣời bệnh có bệnh cơ tim thiếu máu, dùng statin. Kiểm soát nhịp tim và huyết áp.
4. Suy tim tâm trƣơng
Thƣờng gặp ở ngƣời bệnh béo phì, ĐTĐ, rối loạn giấc ngủ. Dùng lợi tiểu để điều trị sung huyết, kiểm soát nhịp tim, huyết áp, lipid, tăng glucose huyết.
5. Sử dụng thuốc hạ glucose
Insulin nếu dùng liều cao có thể giữ muối và làm tăng thể tích dịch, nên bắt đầu bằng liều thấp và theo dõi cẩn thận trên lâm sàng, ngƣời bệnh cần hạn chế muối.
Metformin: hiện nay cơ quan thuốc và dƣợc phẩm Mỹ (FDA) khơng cịn cảnh báo trong thơng tin kê đơn của metformin về suy tim, tuy nhiên cần chú ý đến chức năng thận.
ĐỘT QUỲI. ĐẠI CƢƠNG I. ĐẠI CƢƠNG
Đột quỵ xảy ra khi giảm tƣới máu não với thời gian đủ lâu để làm chết tế bào và gây ra triệu chứng thần kinh cục bộ.
Đột quỵ xuất huyết: máu chảy từ mạch máu và mô não.
Đột quỵ thiếu máu: do tắc nghẽn mạch máu. Có nhiều loại: tắc nghẽn mạch máu lớn, thuyên tắc mạch từ tim, tắc mạch máu nhỏ.
Các ngun nhân khác của đột quỵ: tăng đơng, bóc tách động mạch, bệnh hồng cầu hình liềm. ĐTĐ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên khoảng 2-5 lần.
ĐTĐ có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng đột quỵ: ĐTĐ tăng khả năng bị xơ vữa động mạch và các bệnh lý mạch máu nhỏ, ĐTĐ cũng thƣờng kết hợp với các tình trạng tăng đơng và/hoặc tăng nguy cơ bệnh tim mạch thí dụ béo phì, THA, rối loạn chuyển hóa lipid.
Kiểu đột quỵ thƣờng kết hợp với ĐTĐ là dạng lỗ khuyết do tắc mạch máu nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp thuyên tắc do cục máu đông từ tim (gặp trong bệnh van tim, rung nhĩ), tình trạng tăng đơng và các dạng khác. Đột quỵ do xuất huyết ít gặp ở ngƣời ĐTĐ hơn ngƣời khơng ĐTĐ.
Khoảng 1/3 ngƣời đột quỵ nhập viện có glucose huyết tăng cao. Glucose huyết tăng cao liên hệ với dự hậu
xấu.
II. TRIỆU CHỨNG
Thay đổi tùy theo vùng não bị tổn thƣơng, tuy nhiên các triệu chứng thƣờng xuất hiện đột ngột trong đột quỵ. Các triệu chứng thƣờng gặp: Tê hoặc yếu cơ mặt, tay và/hoặc chân; nói khó, khơng hiểu đƣợc ngơn ngữ của ngƣời tiếp xúc; chóng mặt, mất thăng bằng, thất điều vận động; rối loạn thị giác, nhìn đơi, mờ mắt, mất thị giác một bên, giới hạn thị trƣờng mắt.
Đột quỵ xuất huyết thƣờng đi kèm với nhức đầu, buồn ói, ói mửa.
Các triệu chứng do đột quỵ cũ có thể trở nên rõ rệt hơn khi ngƣời bệnh ĐTĐ có một bệnh lý cấp tính nhƣ tăng, hạ glucose huyết, nhiễm trùng.
ngƣời bệnh ĐTĐ có xơ vữa động mạch, cơn hạ glucose huyết có thể gây ra triệu chứng thần kinh định vị.
III. CHẨN ĐOÁN
Cần ý kiến của bác sĩ chuyên khoa thần kinh, nhất là khi chỉ định các xét nghiệm hình ảnh học.
Hình ảnh cộng hƣởng từ não (MRI não) có độ nhạy và độ chuyên biệt tốt hơn chụp hình cắt lớp điện tốn (CT).
Chụp hình mạch máu não để tìm chỗ tắc mạch máu.
Chụp hình tƣới máu não với MRI, CT để xem vùng não nguy cơ có thể cứu vãn đƣợc. Siêu âm động mạch cảnh, siêu âm tim để tìm cục máu đơng, mảng xơ vữa và bệnh nền tảng.
Các xét nghiệm máu: để đánh giá tình trạng bệnh của ngƣời bệnh và các bệnh có thể gây đột quỵ, tìm các yếu tố thuận lợi của đột quỵ: glucose huyết, điện giải, đếm tiểu cầu, yếu tố đơng máu, bộ lipid, troponin. Điện tim: tìm dấu hiệu của bệnh cơ tim thiếu máu, rung nhĩ.
IV. ĐIỀU TRỊ
- Thuộc chuyên khoa thần kinh. - Các nguyên tắc của điều trị bao gồm:
+ Cần biết chính xác thời gian bắt đầu của triệu chứng đột quỵ để quyết định sử dụng tPA (tissue plasminogen
activator) làm giảm tác hại của đột quỵ thiếu máu.
+ Can thiệp loại bỏ cục máu đông trong trƣờng hợp thuyên tắc mạch máu.
+ Dùng thuốc kháng đơng trong thời gian nằm viện: khi ngƣời bệnh có cục máu đơng ở đỉnh tim, đặt van tim
nhân tạo. Đa số các trƣờng hợp đột quỵ thiếu máu khơng cần kháng đơng trong lúc nằm viện.
+ Có thể bắt đầu aspirin 24-48 giờ sau khi đột quỵ, aspirin giúp giảm đột quỵ tái phát. + Nếu ngƣời bệnh khơng dung nạp aspirin, có thể dùng clopidogrel.
- Điều trị huyết áp:
Trong giai đoạn đột quỵ thiếu máu cấp, chỉ can thiệp giảm huyết áp nếu huyết áp tâm thu >220 mmHg, hoặc huyết áp tâm trƣơng >120 mmHg, với mục tiêu giảm huyết áp 15-25% trong ngày đầu tiên. Cũng cần lƣu ý chống chỉ định dùng tPA khi huyết áp tâm thu> 185mmHg và huyết áp tâm trƣơng >110mmHg.
- Glucose huyết cần đƣợc giữ trong giới hạn bình thƣờng trong cơn đột quỵ cấp. Tăng glucose huyết sẽ làm tăng nhu cầu chuyển hóa ở não và do đó có thể làm xấu đi tình trạng phù não. Kiểm sốt glucose huyết đặc biệt quan trọng trong giai đoạn cấp sau đột quỵ.
Nếu có nhu cầu chụp hình với thuốc cản quang, khơng nên dùng metformin.
Vật lý trị liệu để tái sử dụng vùng cơ thể bị tổn thƣơng, giáo dục sức khỏe cho ngƣời bệnh để nhận biết các triệu chứng của đột quỵ tái phát.
Hỏi bệnh sử kỹ để tìm các biến chứng của đột quỵ nhƣ động kinh, hội chứng đau, co cứng cơ, trầm cảm. Làm xét nghiệm, đánh giá các yếu tố nguy cơ. Kiểm soát tối ƣu glucose huyết, lipid huyết.
Dùng aspirin, hoặc clopidogrel. Nếu ngƣời bệnh bị thuyên tắc do cục máu đông nên dùng warfarin. Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống ở ngƣời có nguy cơ tim mạch.