Điều chỉnh tỷ giá hối đoá

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 180 - 182)

III. Sai sót và khơng chính xác

9.4.3. Điều chỉnh tỷ giá hối đoá

Tỷ giá hối đối có ảnh hưởng trực tiếp đối với cán cân thanh toán quốc tế. Khi tỷ giá hối đoái tăng làm cho giá đồng ngoại tệ cao hơn đồng nội tệ, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Ngược lại, khi giá đồng ngoại tệ giảm, đồng nội tệ tăng giá sẽ khuyến khích nhập khẩu, giảm khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu. Do đó, điều chỉnh tỷ

giá hối đối sẽ có tác dụng cải thiện hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng cán cân thương mại nói riêng và thanh tốn quốc tế nói chung.

Trong trường hợp thâm hụt cán cân thương mại, biện pháp nhiều nước thường áp dụng là phá giá đồng nội tệ để khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, việc phá giá đồng nội tệ cần hết sức thận trọng. Bởi vì, phá giá đồng nội tệ có thể kích thích xuất khẩu, làm tăng tổng cầu và sản lượng quốc dân, nhưng lại làm tổn hại đến các nhà sản xuất trong nước sử dụng đầu vào nhập khẩu do họ phải đối mặt với giá đầu vào và giá thành sản xuất cao hơn. Người tiêu dùng phải mua hàng nhập khẩu với giá cao hơn. Phá giá đồng nội tệ làm tăng khoản nợ nước ngồi. Đối với các nước có khoản nợ sẽ gây khó khăn cho vấn đề trả nợ.

Neu đồng nội tệ được định giá cao sẽ có tác dụng thúc đẩy nhập khẩu và vì vậy, trong dài hạn có thể cải thiện cán cân thương mại, giảm bớt áp lực đối với các khoản trả nợ. Tuy nhiên, đồng nội tệ được đánh giá quá cao sẽ gây ra nhiều tác động xấu đối với nền kinh tế.

Thứ nhất, nó sẽ hạn chế xuất khẩu vì đồng nội tệ được đánh giá quá cao

sẽ làm giảm bớt lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất ra các mặt hàng cung ứng cho thị trường thế giới. Ket quả là, sản xuất trong nước bị thu hẹp và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Thực tế thời gian qua cho thấy, kết quả xuất khẩu là một trong các nhân tố hàng đầu quyết định tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam.

Thứ hai, nó sẽ cản trở việc sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập

khẩu ở trong nước vì giá cả hàng nhập khẩu bị kiềm chế ở mức thấp một cách giả tạo. Sự thiên lệch này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cả đối với nông nghiệp (cho người sản xuất lương thực và cây công nghiệp) và sản xuất công nghiệp (ngành sản xuất các mặt hang thay thế nhập khẩu chủ yếu). Việc dựng lên hàng rào thuế quan và phi thuế quan có thể làm giảm những thiên lệch này, nhưng những biện pháp hạn chế nhập khẩu này một mặt đi ngược lại các thoả thuận với các tổ chức quốc tế, mặt khác có thể dẫn đến tình trạng kém hiệu quả và sử dụng các nguồn lực với năng suất thấp.

Thứ ba, nó sẽ làm méo mó phân phối thu nhập theo hướng gây bất lợi

cho những người sản xuất các mặt hàng có thể tham gia vào thương mại quốc tế và làm lợi cho ngành dịch vụ và các ngành sản xuất các mặt hàng không thể tham gia vào thương mại quốc tế. Điều này thường biểu hiện dưới hình thức thiên lệch có lợi cho dân cư ở thành thị, có hại cho nền kinh tế

nơng thơn, nơi mà hầu hết dân nghèo sinh sống. Khi mà sự khan hiếm ngoại tệ làm cho việc áp dụng các biện pháp kiểm soát nhập khẩu trở nên cần thiết thì những người có quan hệ mật thiết với cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu có thể kiếm được các món lợi khổng lồ.

Thứ tư, có thể làm mất ổn định quá trình chu chuyển vốn giữa trong

nước và thế giới bên ngoài và làm căng thẳng thêm tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Hiện tượng này có thể xảy ra, một phần vì tình trạng khó khăn về cán cân thanh toán do thâm hụt cán cân vãng lai càng lớn thì nhu cầu vay nợ nước ngồi càng tăng, Tình hình này có thể cịn trở nên nghiêm trọng hơn do tình trạng vốn chạy ra nước ngoài. Khi đồng nội tệ bị định giá q cao thì những người có điều kiện chuyển vốn ra nước ngồi càng có động cơ mạnh mẽ thúc đẩy họ làm như vậy, vì họ sẽ mua được một lượng ngoại tệ lớn hơn. Tương tự như thế, động cơ đối với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giảm đi, vì họ cho rằng đồng tiền trong nước có thể sẽ bị phá giá trên quy mơ lớn vào bất kỳ lúc nào. Tất cả các tình trạng trên sẽ làm cho môi trường kinh tế vĩ mô trở nên mất ổn định, gây bất lợi cho các hoạt động sản xuất và đầu tư trong nước.

Như vậy, có thể coi việc đồng tiền bị định giá q cao là có hại cho q trình điều chỉnh cơ cấu, tác động tiêu cực đến sản xuất và phân phối thu nhập và làm cho tình trạng thiếu ngoại tệ càng trầm trọng hơn. Do đó, việc cải thiện cán cân thương mại, cán cân tài khoản vãng lai và nợ nước ngồi trở nên khó khăn hơn.

Chính vì vậy, việc hồn thiện chính sách tỷ giá phải chú ý cân nhắc kết họp hài hồ lợi ích của cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, lợi ích của các nhóm dân cư, góp phần thúc đẩy q trình điều chỉnh cơ cấu theo hướng có lợi’cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 180 - 182)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)