V. Cán cân bù đắp chính thức (Official Finacing Balance)
9.2.2. Tài khoản vốn (Capital Account)
Tài khoản vốn phản ánh các giao dịch chuyển giao vốn, vay nợ và đầu tư làm tăng hoặc giảm tài sản Có hoặc tài sản Nợ. Tài khoản vốn bao gồm các khoản mục: đầu tư vốn dài hạn, đầu tư vốn ngắn hạn và chuyển giao vốn một chiều.
- Đầu tư vốn dài hạn: bao gồm các khoản vốn đi ra hay đi vào của khu
vực tư nhân và khu vực nhà nước dưới các hình thức đầu tư trực tiếp, gián tiếp và các hình thức đầu tư dài hạn khác.
Luồng vốn đi vào phản ánh sự gia tăng của nguồn vốn (Tài sản Nợ), nhưng làm tăng cung ngoại tệ nên được ghi Có với dấu (+). Ngược lại,
luồng vốn đi ra phản ánh sự gia tăng của tài sản (Tài sản Có) song lại làm tăng cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên Nợ với dấu (-).
Quy mơ và tình trạng tài khoản vốn dài hạn phụ thuộc vào các nhân tố như: tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng dài hạn, hiệu quả biên của vốn đầu tư và các yếu tố thuộc về môi trường đầu tư, sự ổn định về chính trị, xã hội.
- Đầu tư vốn ngắn hạn: Cũng bao gồm các khoản vốn đi ra hay đi vào
của khu vực tư nhân (thường chiếm tỷ trọng lớn) và khu vực nhà nước nhưng dưới rất nhiều hình thức khác nhau: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, các hoạt động kinh doanh ngoại hối và giấy tờ có giá ngán hạn kể cả các luồng vốn đầu cơ.
Luồng vốn đi vào phản ánh sự gia tăng của nguồn vốn (Tài sản Nợ), như đã được đề cập, do làm tăng cung ngoại tệ nên được ghi Có với dấu (+). Ngược lại, luồng vốn đi ra phản ánh sự ra tăng của Tài sản (Tài sản Có) song lại làm tăng cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên Nợ với dấu (-).
Khác với đầu tư vốn dài hạn, quy mơ và tình trạng cán cân vốn ngắn hạn phụ thuộc vào các nhân tố như: chênh lệch tỷ giá, tỷ suất lợi tức kỳ vọng ngắn hạn, lãi suất và các yếu tố thuộc về mơi trường kinh tế, chính trị - xã hội.
- Chuyển giao vốn một chiều: Bao gồm các khoản chuyển giao vốn một
chiều như viện trợ khơng hồn lại với mục đích đầu tư, các khoản nợ được xố.
Khi được nhận các khoản viện trợ khơng hồn lại và được xố nợ, tương tự như luồng vốn đi vào, gia tăng nguồn vốn “Tài sản Nợ”, làm tăng cung ngoại tệ nên được ghi Có với dấu (+). Ngược lại, khi viện trợ hay xố nợ cho người khơng cư trú, luồng vốn đã đi ra làm tăng cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên Nợ với dấu (-).
Khác với các khoản đầu tư vốn trên đây, quy mơ và tình trạng của hạng mục chuyển giao vốn một chiều phụ thuộc chủ yếu vào các mối quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế - chính trị - xã hội giữa các nước có chung lợi ích và tình hữu nghị đặc biệt.