III. Sai sót và khơng chính xác
9.4.2. Quản lý nhập khẩu
Biện pháp quản lý nhập khẩu thường được sử dụng song hành với các biện pháp khác để điều chỉnh cán cân thương mại nói riêng và cán cân thanh tốn quốc tế nói chung. Thơng thường, các biện pháp quản lý nhập khẩu là hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, khuyến khích nhập khẩu tư liệu sản xuất, nhất là công cụ sản xuất liên quan đến đổi mới công nghệ phục vụ cho sản xuất định hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Khi có thâm hụt cán cân thương mại, biện pháp quản lí nhập khẩu thường được các nước sử dụng là khuyến khích phát triển các ngành thay thế nhập khẩu bàng các biện pháp bảo hộ và kích thích các nghành cơng nghiệp nội địa để thay thế cho hàng công nghiệp nhập khẩu trước đó tại thị trường trong nước; hoặc hạn chế nhập khẩu bằng các biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu, hay cấm nhập khẩu những hàng tiêu dùng mà trong nước có thể sản xuất được.
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu bằng cách bảo hộ sản xuất trong nước với hàng rào thuế quan cao được các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc sử dụng trong thời kỳ đầu Cơng nghiệp hố. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng từ những năm 80 thế kỷ XX đến nay, các biện pháp bảo hộ không phù hợp nữa. Các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc đã chuyển sang khai thác lợi thế cạnh tranh động, tức là đẩy mạnh nhập khẩu hàng hoá cạnh tranh để phát triển các ngành thay thế nhập khẩu và các ngành chế tạo theo hướng xuất khẩu. Kinh nghiệm cho thấy, hạn chế nhập khẩu, chậm mở cửa trong nước làm cho các ngành cơng nghiệp chậm thích ứng với mơi trường cạnh tranh tồn cầu, khơng khai thác được lợi thế về lao động, tài nguyên, sức ép đổi mới và cải cách các doanh nghiệp trong nước.