L+( trong đó:

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 70 - 72)

- Ảnh hưởng của dự án tới tổng thu nhập của nhà đầu tư

l+( trong đó:

trong đó:

là lãi suất tài trợ hiệu quả của trái phiếu quốc tế bằng ngoại tệ, ij là lãi suất tài trợ danh nghĩa của ngoại tệ, 5,+1 là tỷ giá giao ngay giữa ngoại tệ và nội tệ tại thời điểm kết thúc kỳ tài trợ (thời điểm trái phiếu đáo hạn), s là tỷ giá giao ngay của ngoại tệ và nội tệ ở thời điểm phát hành trái phiếu.

Neu lãi suất tài trợ hiệu quả rf lớn hơn (>) lãi suất nội tệ, điều này hàm ý rằng chi phí vay ngoại tệ quy đổi ra nội tệ cao hơn chi phí vay nội tệ và do đó Chính phủ hay doanh nghiệp sẽ phải trả chi phí vay cao hơn so với vay trong nước. Một kết quả như vậy có thể xảy ra trong trường hợp ngoại tệ tăng giá trong suốt thời gian vay. Trường hợp ngược lại, khi ngoại tệ có xu hướng giảm giá trong suốt thời gian vay, lãi suất tài trợ hiệu quả sẽ thấp hơn lãi suất niêm yết (bằng ngoại tệ) thậm chí có thể mang dấu âm. Khi rz nhỏ hơn (<) lãi suất nội tệ, phản ánh rằng việc huy động vốn trên thị trường quốc tế bàng một ngoại tệ có xu hướng giảm giá sẽ hiệu quả hơn huy động vốn trên thị trường trong nước.

Phân tích về lãi suất tài trợ hiệu quả như ở trên có thể giúp cho Chính phủ cũng như một doanh nghiệp khi đi vay không nên chỉ xem xét lãi suất niêm yết của ngoại tệ mà cần phải xem xét tới sự biến động của đồng ngoại tệ đó với đồng nội tệ trong suốt thời gian vay dể có cơ sở so sánh chi phí vay ở trong nước và nước ngồi.

6.3. NỢ NƯỚC NGỒI VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ NƯỚC NGỒI6.3.1. Nợ nưó’c ngồi 6.3.1. Nợ nưó’c ngồi

6.3.1.1. Khái niệm về nợ nước ngồi

Thực tế phát triển kinh tế cho thấy ràng, tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi nước đòi hỏi phải sử dụng đến một địn bẩy quyết định: đó là

vốn. Vốn có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Đứng trên bình diện quốc gia đe phân tích thì vốn có thể được huy động từ nguồn nội địa và nguồn vốn nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động được từ nội lực của nền kinh tế bao giờ cũng có hạn, khơng thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho tàng trưởng của nền kinh tế, do vậy phải cần cả nguồn vốn huy động từ bên ngoài (vốn nước ngoài), vốn nước ngoài là tên gọi chung cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn viện trợ khơng hồn lại và vốn đi vay; trong đó vốn đi vay bao gồm có vay thương mại và vay ưu đãi của Chính phủ và vay của tư nhân. Với sự phát triển của mồi nước thì lượng vốn viện trợ khơng hồn lại sẽ ngày một ít đi và vốn vay sẽ ngày một tăng lên. Theo đó, “vốn đi vay nước ngồi”, hay “nợ nước ngồi”, hoặc hiểu chính xác nhất là “vay nợ nước ngồi” đã dược nhiều nhà phân tích kinh tế, các cơ quan Chính phủ liên quan dến hợp tác quốc tế về tài chính, tổ chức liên quan đến việc đàm phán về hiệp định vay nợ của các ngân hàng và các cơ quan bảo lãnh cho tín dụng xuất khẩu, v.v... tiến hành định nghĩa, song vì mỗi định nghĩa phục vụ cho một đối tượng khác nhau nên nội dung và ý nghĩa của các định nghĩa cũng khác nhau. Mặc dù vậy, một định nghĩa chuẩn về nợ nước ngoài vẫn là điều cần thiết và nó cần đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khác nhau. Hiếu một cách chung nhất, nợ nước ngoài là những khoản tiền huy động được từ nước ngoài (bao gồm huy động từ phía các tố chức, các cá nhân, và trên thị trường quốc tế) để sử dụng cho chi tiêu ở trong nước (bao gồm có chi tiêu cho dầu tư và chi tiêu cho tiêu dùng) với nguyên tẳc sau một thời gian nhất định tố chức đi vay phải hoàn trá lại cả gốc và lãi (nếu có). Định nghĩa nợ mang tính bao qt nhất dược Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thanh toán quốc tế, Tố chức Hợp tác và Phát triển kinh tế phối hợp dưa ra có nội dung như sau: “Tống vay nợ nước ngoài là khối lượng nghĩa vụ nợ vào một thời điếm nào đó đã được giải ngân và chưa hoàn trả, được ghi nhận bằng hợp dồng giữa người cư trú của một quốc gia với người khơng cư trú về việc hồn trả các khoản gốc cùng với lãi hoặc không lãi, hoặc về việc hoàn trả các khoản lãi cùng với gốc hoặc không cùng với các khoản gốc.” Ở Việt Nam, theo định nghĩa của Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính thì: “Tống số nợ nước ngoài, tại một thời điểm, là số dư của các khoản nợ thực tế, khơng tính đến nghĩa vụ dự phịng. Con nợ bị u cầu thanh tốn lãi và/hoặc gốc của các khoản nợ này tại (các) thời điếm trong tương lai và là nghĩa vụ của người cư trú với người không cư trú”. Rõ ràng, theo định nghĩa này thì nợ nước ngồi có thể hiếu là quan hệ vay nợ xét cả trên danh nghĩa quốc gia lẫn danh nghĩa tư nhân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)