Các biện pháp kiểm soát trực tiếp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 184 - 185)

III. Sai sót và khơng chính xác

9.4.6. Các biện pháp kiểm soát trực tiếp

Các nước thường thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài khố để điều chỉnh BOP. Tuy nhiên các chính sách đó thường địi hỏi một thời gian khá dài mới đem lại kết quả mong muốn. Muốn có kết quả nhanh chóng hơn

để tránh tình trạng cạn kiệt vàng và ngoại hối, các Chính phủ thường áp dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp.

Các biện pháp kiểm soát trực tiếp thường bao gồm: kiểm soát ngoại thương và kiểm soát ngoại hối.

- Kiểm soát ngoại thương

Kiểm sốt ngoại thưong nhằm mục tiêu khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhưng thông thường là hạn chế nhập khẩu thông qua các quy định hạn chế khối lượng, hạn chế mặt hàng nhập khẩu. Chế độ hạn chế số lượng thường kết hợp với chế độ cấp giấy phép nhập khẩu, chế độ thuế quan đánh vào mặt hàng nhập khẩu.

- Kiểm soát ngoại hối

Kiểm sốt ngoại hối thường áp dụng thơng qua chính sách hạn chế và quản lý ngoại hối. Nhà nước ban hành chế độ quản lý ngoại hối một cách chặt chẽ, quy định các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ cho ngân hàng trung ương, các nhà nhập khẩu phải mua ngoại tệ cũng từ cơ quan đó. Qua chế độ này, Nhà nước có thể điều tiết chi tiêu ngoại tệ trong phạm vi khả năng thu nhập ngoại tệ.

Tuy vậy, biện pháp kiểm soát trực tiếp chỉ nên áp dụng trong trường hợp thật cần thiết và trong một thời gian ngắn vì nó sẽ gây nên những tác động tiêu cực, tạo nên thị trường chợ đen, buôn lậu hàng nhập khẩu, ngoại tệ tạo nên một chế độ đa tỷ giá, tạo ra những méo mó, sai lệch về giá cả trong nền kinh tế.

Các nhà kinh tế và các chính khách đều cơng nhận rằng kiểm sốt trực tiếp là phương pháp ít hữu hiệu nhất trong việc khắc phục tình trạng thiếu hụt BOP thành phần. Một trong những lập luận căn bản cho định đề này là nếu như căn nguyên gốc của thiếu hụt BOP là ở tính hiệu quả thấp, tính cạnh tranh của kinh tế nói chung và các ngành cơng nghiệp nói riêng thì ý muốn ngăn chặn sự cạnh tranh của nước ngoài chỉ càng làm trầm trọng thêm căn nguyên của thiếu hụt chứ không phải là “liều thuốc” giải chúng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 184 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)