Các tác động tích cực

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 126 - 127)

- Ảnh hưởng của dự án tới tổng thu nhập của nhà đầu tư

THUÊ QUAN VÀ LIÊN MINH THUÊ QUAN

8.1.3.1. Các tác động tích cực

Đối với mỗi quốc gia, thuế quan có vai trị quan trọng trong việc bảo hộ nền sản xuất trong nước; đóng góp nguồn thu cho ngân sách và điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi quốc gia.

• Thuế quan là một trong những cơng cụ bảo hộ hữu hiệu nền sản xuất trong nước

Từ lâu các nhà kinh tế đã cho rằng tự do hóa mậu dịch và cạnh tranh tự do là điều lí tưởng của mọi nền kinh tế. Nhưng điều đó trên thực tế khó có thể thực hiện được. Hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường đều thi hành chính sách bảo hộ ít nhất cho một vài ngành sản xuất của mình trước sự cạnh tranh của bên ngồi.

Các nghiên cứu lí luận và thực tiễn phát triển kinh tế thị trường cho thấy, nền kinh tế thị trường bên cạnh những ưu điểm cũng còn tồn tại những khuyết tật mà bản thân nó khơng thể tự khắc phục. Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, sự tự do hóa thương mại giữa các nước, tính cạnh tranh cao độ trong mơi trường quốc tế có thể bóp chết các ngành sản xuất non trẻ của các quốc gia. Vì vậy, cần có sự can thiệp của Nhà nước thơng qua chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước. Các công cụ bảo hộ được các Nhà nước thường sử dụng là: hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, kiểm soát ngoại hối và thuế nhập khau. So với các công cụ hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, kiểm soát ngoại hối, việc sử dụng cơng cụ thuế quan có nhiều lợi thế. Đó là:

- Thuế quan tạo ra nguồn thu cho NSNN, còn hạn ngạch chỉ tạo-ra đặc lợi cho người nhận được giấy phép nhập khẩu, hoặc người được quyền sử dụng ngoại tệ.

- Người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn giữa hàng hóa nhập khẩu đã chịu thuế quan và hàng hóa sản xuất trong nước giá khơng q đắt, tránh tình trạng độc quyền đẩy giá lên cao.

Thuế quan bảo hộ ngành sản xuất trong nước thường được thực hiện theo hai biện pháp:

(1) Giảm thuế đối với các yếu tố đầu vào nhập khẩu từ bên ngoài.

(2) Tăng thuế đối với những sản phẩm nhập khẩu cùng loại mà trong nước có thể sản xuất được.

Sự bảo hộ này tạo ra lợi thế cho ngành sản xuất trong nước được bảo hộ, góp phần nâng cao sản lượng, mở rộng quy mô, thu hút các nguồn lực xã hội và tạo ra sự phân bố lại các yếu tố sản xuất trong xã hội. Ngồi ra, thơng qua chính sách thuế quan (tăng, giảm thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu), Nhà nước có thể định hướng các hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia phát triển theo các mục tiêu đã được xác định.

• Thuế quan là một trong những công cụ động viên nguồn thu cho ngân sách quốc gia của các nước đang phát triển

Các nước đang phát triển đều coi thuế quan là công cụ động viên nguồn thu rất quan trọng cho ngân sách nhà nước (NSNN), vì:

- Việc động viên nguồn thu cho NSNN qua thuế quan đỡ tốn kém hơn so với hệ thống thuế nội địa và tương đối rõ ràng, minh bạch.

- Các nước đang phát triển có đặc điểm chung là nguồn thu của NSNN còn hạn chế, trong khi nhu cầu chi tiêu cho phát triển kinh té - xã hội thì rất lớn. Vì vậy, thuế quan là một trong những nguồn thu quan trọng và không thể thiếu của các quốc gia này. Thực tế cho thấy, tiền thu từ thuế quan của các nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng thu NSNN (15%-20%). Ở Việt Nam, thuế quan chiếm tỉ lệ khoảng 30% tổng thu ngân sách quốc gia.

Ngược lại, đối với các nước phát triển, việc ban hành thuế quan khơng phải vì mục tiêu động viên nguồn thu cho NSNN, mà chủ yếu vì mục tiêu bảo hộ. Ví dụ, ở Mĩ, tỉ lệ thu từ thuế quan chỉ chiếm khoảng trên duới 1,5%; ở Anh 0,01%; ở Italia 0,21%; Ở Đức là 0,02% tổng thu NSNN.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)